Cơ chế phúc thẩm tạm thời nhiều bên bằng trọng tài (MPIA) nhằm mục đích duy trì các nguyên tắc thiết yếu trong hệ thống giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới.

Trung Quốc tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tại

05/05/2020, 15:05

Cơ chế phúc thẩm tạm thời nhiều bên bằng trọng tài (MPIA) nhằm mục đích duy trì các nguyên tắc thiết yếu trong hệ thống giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới.

19 thành viên WTO – trong đó có Trung Quốc, EU – xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại tạm thời - Ảnh: SCMP

MPIA còn có sự tham gia của Canada, Úc, Singapore, Hồng Kông, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Iceland, Mexico, New Zealand, Na Uy, Pakistan, Thụy Sĩ, Ukraine, Uruguay. Đáng tiếc là cơ chế thiếu đi Mỹ, Anh, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc.

Nhóm 19 nước tham gia MPIA khẳng định: “Cơ chế mới nhằm mục đích duy trì các nguyên tắc thiết yếu trong hệ thống giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bất cứ thành viên WTO nào cũng được hoan nghênh tham gia”.

19 thành viên WTO nêu trên chỉ mất ba tháng xây dựng nên MPIA kể từ tháng 1.2020. Cơ chế giữ lại những chức năng chính của Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body) thuộc WTO.

Hai năm qua Mỹ sử dụng quyền phủ quyết để bác hàng loạt bổ nhiệm mới của Cơ quan phúc thẩm. Kết quả là đơn vị được xem là tòa tối cao của thương mại toàn cầu này chỉ còn lại 3 trên 7 thành viên - mức tối thiểu để xét xử tranh chấp.

2 trong số 3 thẩm phán kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 10.12.2019, khiến Cơ quan phúc thẩm mất khả năng đưa ra phán quyết cho nhiều vụ tranh chấp trong đó có 7 vụ chống lại thuế nhôm thép và thuế nhập khẩu do Tổng thống Mỹ Trump ban hành năm ngoái.

Tòa cấp thấp hơn vẫn có thể xét xử tranh chấp nhưng phán quyết họ đưa ra sẽ vô dụng nếu bên thua kháng cáo lên Cơ quan phúc thẩm cấp cao hơn, mà cơ quan này đã tê liệt. Không còn biện pháp răn đe từ WTO, các quốc gia có thể dùng thuế quan lẫn những phương thức trừng phạt khác nhằm hạn chế nhập khẩu một cách tùy tiện.

Giáo sư Đồ Tân Tuyền thuộc đại học Thương mại - Kinh tế đối ngoại (Bắc Kinh) nhận xét MPIA thể hiện mong muốn duy trì chủ nghĩa đa phương, nhưng quyền hạn thực sự của cơ chế sẽ bị hạn chế vì không có Mỹ - mục tiêu chịu nhiều khiếu nại nhất.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Đề xuất áp thuế chống bán phá giá HRC Trung Quốc: DN tôn mạ, ống thép lo phá sản!
Các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam cho rằng nếu khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ thì họ sẽ mất thị trường nội địa, đối mặt với nguy cơ phá sản, còn người tiêu dùng thêm gánh nặng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tài sản số - Cơ hội đón đầu xu hướng tăng trưởng mới cho Việt Nam
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
TS Phạm Anh Khôi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Fintech, Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng tài sản số là cơ hội quý giá, giúp các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể tham gia vào thị trường vốn toàn cầu với nhiều ưu điểm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tại