Học viện Khí động học Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CAAA) ngày 6.8 thông báo Tinh Không-2, thiết bị bay siêu thanh bằng chính sóng xung kích tự tạo, vừa hoàn thành lần bay thử nghiệm đầu tiên.

Trung Quốc thử thiết bị siêu thanh mang được đầu đạn hạt nhân

08/08/2018, 07:02

Học viện Khí động học Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CAAA) ngày 6.8 thông báo Tinh Không-2, thiết bị bay siêu thanh bằng chính sóng xung kích tự tạo, vừa hoàn thành lần bay thử nghiệm đầu tiên.

Thiết bị bay siêu thanh Tinh Không-2 gắn cùng một tên lửa đẩy - Ảnh: CCTV

Tinh Không-2 được đưa vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy đa tầng trước khi tách ra và bay độc lập. Trong quá trình này, thiết bị vẫn có khả năng cơ động, duy trì được vận tốc trên Mach 5,5 (khoảng 6.789km/giờ) trong hơn 400 giây rồi đạt đến Mach 6 (7.344km/giờ), cuối cùng đáp xuống đúng khu vực được chỉ định.

Toàn bộ chuyến bay được kiểm soát và cung cấp nhiều dữ liệu hiệu quả. Thiết bị được thu hồi nguyên vẹn. CAAA đánh giá thử nghiệm này “thành công lớn”.

Mặc dù vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng thiết bị bay siêu thanh một khi được hoàn thiện sẽ xuyên thủng bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại. Nhà phân tích quân sự Chu Thần Minh cho rằng có thể Tinh Không-2 chỉ được dùng để mang đầu đạn thông thường, nhưng không loại trừ khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Cũng theo nhà phân tích Chu: “Tôi nghĩ phải mất 3-5 năm để công nghệ này trở thành vũ khí. Ứng dụng của chúng trong quân sự sẽ rộng rãi hơn”.

Vụ thử Tinh Không-2 diễn ra tại một địa điểm phía tây bắc Trung Quốc - Ảnh: CCTV

Trung Quốc từ năm 2014 đã cho thử thiết bị lướt siêu thanh (HGV), nhưng Tinh Không-2 là thiết bị đầu tiên áp dụng công nghệ “waverider”, dùng sóng xung kích tạo lực nâng khí động học.

Thiết bị vừa bay thử nghiệm có thân phẳng, hình nêm nhằm cải thiện lực nâng ở vận tốc siêu thanh, đồng thời giúp tăng khả năng cơ động khiến hệ thống cảnh báo hay đánh chặn khó phát hiện hơn.

Mike Griffin, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách công tác nghiên cứu và kĩ thuật, đầu năm nay từng cho biết Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống khá hoàn chỉnh cho tên lửa siêu thanh có thể tấn công từ hàng nghìn km.

Tham gia cuộc đua phát triển vũ khí siêu thanh với Trung Quốc còn có Nga và Mỹ. Tổng thống Vladimir Putin trong tháng 6 giới thiệu tổ hợp tên lửa Kinzhal của nước này có thể đạt vận tốc Mach 20. Một tổ hợp tên lửa khác là Avangard sẽ được đưa vào hoạt động vào năm tới.

Phía Washington cũng đang làm việc trên một vài mẫu thiết kế. Đầu năm nay, Không quân Mỹ phân bổ 1 tỉ USD cho phát triển tên lửa siêu thanh có thể phóng từ máy bay.

Cẩm Bình (theo SCMP, Asia Times)

Bài liên quan
Trung Quốc bị ảnh hưởng vì Tesla, Amazon, Intel và Ericsson tiếp tục sa thải nhiều nhân viên
Việc cắt giảm lực lượng lao động quy mô lớn tại các hãng công nghệ nổi tiếng trên toàn cầu như Tesla, Amazon, Intel và Ericsson gây ra sự lo lắng ở Trung Quốc, nơi các công ty lớn cũng tiến hành sa thải nhân viên.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc thử thiết bị siêu thanh mang được đầu đạn hạt nhân