Nhà chức trách hạt nhân Trung Quốc cho biết đội nghiên cứu của họ đã phát hiện ra các mỏ uranium phong phú nằm ở độ sâu mới, và gọi đây là bước đột phá đối với an ninh quốc gia.

Trung Quốc tìm thấy uranium ở độ sâu chưa từng có

Đan Thuỳ | 30/05/2022, 09:44

Nhà chức trách hạt nhân Trung Quốc cho biết đội nghiên cứu của họ đã phát hiện ra các mỏ uranium phong phú nằm ở độ sâu mới, và gọi đây là bước đột phá đối với an ninh quốc gia.

Theo các nhà khoa học, việc tìm ra những mỏ uranium khổng lồ được tìm thấy ở độ sâu mà trước đây người ta cho là không thể, nâng tổng trữ lượng ước tính của Trung Quốc lên gấp 10 lần, tới hơn 2 triệu tấn. Điều này đã đưa Trung Quốc ngang hàng với Australia, một trong những quốc gia giàu uranium nhất thế giới. 

Sử dụng một số công nghệ và thiết bị tiên tiến nhất thế giới, các nhà địa chất đã tăng độ sâu thăm dò lên 3.000 mét, sâu hơn 6 lần so với hầu hết mỏ uranium tại Trung Quốc.

"Dự án hàng đầu thế giới này là một bước đột phá lớn đối với đất nước chúng tôi", Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc cho biết trên mạng xã hội WeChat. 

anh-chup-man-hinh-2022-05-30-luc-09.18.19.png
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết phát hiện nhiều mỏ uranium ở độ sâu tưởng chừng như không thể - Ảnh: Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc

Nhu cầu về uranium của Trung Quốc ngày càng mở rộng, với nguồn cung năng lượng hạt nhân của nước này tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, với 7 - 8 lò phản ứng mới được xây dựng mỗi năm.

Uranium cũng đóng vai trò chi phối trong sản xuất vũ khí. Kho dự trữ hạt nhân của quân đội Trung Quốc đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây, khi căng thẳng chính trị gia tăng với Mỹ và các đồng minh, theo một số đánh giá dựa trên bằng chứng sẵn có.

Nhưng hầu hết các mỏ uranium ở Trung Quốc đều có quy mô nhỏ với chất lượng quặng kém, hơn 70% nguồn cung uranium đến từ các nước như Kazakhstan, Canada và Australia. Sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ nước ngoài này đã khiến Trung Quốc không khỏi lo lắng về nguy cơ an ninh.

Li Ziying, Giám đốc Viện Nghiên cứu Địa chất Uranium ở Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết khám phá này đã thách thức các lý thuyết chính thống về sự hình thành mỏ uranium.

Người ta thường tin rằng nguyên tố phóng xạ chỉ tập trung ở một khu vực nông, ổn định về mặt địa vật lý nhưng một số mỏ uranium lớn nhất được tìm thấy ở miền nam Trung Quốc trong những năm gần đây nằm dưới bề mặt hơn 1.500 mét.

Những khu vực này đã trải qua những chuyển động kiến ​​tạo dữ dội mà theo các lý thuyết trước đây, việc hình thành quặng uranium ở độ sâu như vậy là khó xảy ra vì quá trình hình thành kéo dài và phức tạp.

Trong một thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển công nghệ và thiết bị tiên tiến để hỗ trợ việc săn tìm uranium sâu trong lòng đất. Họ đã tạo ra một máy cảm biến từ xa siêu nhạy cho phép các nhà khoa học phát hiện những dấu hiệu nhỏ của quặng phóng xạ với độ chính xác chưa từng có. Ngoài ra, Trung Quốc cũng phát triển được một máy khoan đặc biệt để lấy mẫu từ các khu vực sâu một cách hiệu quả hơn, đồng thời tăng tốc độ phân tích dữ liệu bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Phát hiện này sẽ không thay đổi ngay lập tức sự phụ thuộc của Trung Quốc vào uranium nhập khẩu vì rất nhiều thách thức về chi phí và kỹ thuật trong việc khai thác mỏ, theo một nhà nghiên cứu giấu tên ở Bắc Kinh, người nghiên cứu về nhiên liệu hạt nhân.

Nhà nghiên cứu cho biết: "Nhưng về lâu dài, nó có thể sẽ tác động sâu sắc đến vị thế của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu".

Thông tin công khai cho thấy Trung Quốc đã thăm dò và mua các mỏ uranium ở châu Phi, Trung Đông và Đông Âu trong những năm gần đây. Chính phủ Trung Quốc cũng đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển các vật liệu lọc mạnh có thể chiết xuất uranium từ nước biển.

Để cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu, các nhà chức trách hạt nhân của Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một số cơ sở tái chế chất thải hạt nhân bằng cách sử dụng các công nghệ khác nhau.

Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc tìm thấy uranium ở độ sâu chưa từng có