Theo BBC, đây được xem là lời châm biếm mới nhất của ông Andrij Melnyk đối với chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong việc trì hoãn viện trợ vũ khí cho Ukraine.

Đại sứ Ukraine châm biếm chính phủ Đức với loài ốc sên

Anh Tú | 29/05/2022, 17:01

Theo BBC, đây được xem là lời châm biếm mới nhất của ông Andrij Melnyk đối với chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong việc trì hoãn viện trợ vũ khí cho Ukraine.

Đại sứ Ukraine tại Đức Andrij Melnyk đã đăng trên Twitter ngày 26.5 hình ảnh một chú ốc sên đang chở một viên đạn trên vỏ kèm theo chú thích "Vũ khí của Đức cho Ukraine đã lên đường tới... (Ukraine)".

sen.jpg

Theo BBC, đây được xem là lời châm biếm mới nhất của ông Andrij Melnyk đối với chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong việc trì hoãn viện trợ vũ khí cho Ukraine.

Trước đó, vào 20.5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bị đại sứ Ukraine tại Berlin nặng lời chê trách vì không đến thăm Kyiv và không chịu gửi xe tăng đến Ukraine để chống lại Nga.

Đại sứ Andriy Melnyk đã nói toạc với nhà lãnh đạo Đức là người toan tính và ngụ ý rằng ông "đang chờ một lệnh ngừng bắn" thay vì đưa ra "quyết định can đảm" là gửi vũ khí hạng nặng cho quân đội Ukraine sử dụng.

Khi được hỏi trên kênh RND liệu Đức có đang câu giờ trong việc chuyển giao vũ khí hạng nặng như xe tăng cho Ukraine hay không, ông nói: “Trông đúng như thế đó. Người ta có thể có để ý về việc chờ đợi một lệnh ngừng bắn. Khi đó áp lực từ Đức sẽ không còn nữa và không còn cần đến những quyết định can đảm nữa. Đó là một logic hoàn hảo sẽ khiến mọi người phải nôn nao".

Không chỉ Ukraine mà Ba Lan cũng chê Đức chậm chạp trong việc thúc đẩy viện trợ xe tăng cho Ukraine. Trong tweet mà đại sứ Melnyk vừa đăng thì ông đã dẫn lại việc Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã cáo buộc Đức không cung cấp xe tăng chiến đấu cho Ba Lan sau khi Warsaw cạn kiệt nguồn dự trữ để gửi thiết bị hạng nặng cho Ukraine.

Ngày 24.5, bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, ông Duda lưu ý Ba Lan đã “tự làm suy yếu” tiềm lực quân sự bằng cách sử dụng năng lực của mình để cung cấp cho Kyiv “một số lượng lớn xe tăng”, đồng thời cho biết thêm rằng Warsaw đã mong đợi sự hỗ trợ từ NATO và đặc biệt là Đức.

Tổng thống Duda giải thích rằng hầu hết các xe tăng của Ba Lan là Leopard do Đức sản xuất. "Đức đã cam kết giao những chiếc xe tăng này cho chúng tôi. Nhưng họ đã không thực hiện lời hứa đó. Thành thật mà nói, chúng tôi rất thất vọng về điều này", ông Duda nói.

Đáp lại những bình luận của tổng thống Ba Lan, phát ngôn viên chính phủ Đức Steffen Hebestreit nói “chính phủ Đức đang bối rối”. Berlin đã “ghi nhận” những lời chỉ trích của ông Duda “nhưng điều đó không đúng”.

Hebestreit cũng chỉ ra các giao dịch hoán đổi tương tự với các quốc gia Đông Âu. Ông cho biết, các thỏa thuận liên quan đến việc Đức gửi một số xe tăng Leopard 2 nâng cấp cho các đối tác của mình để thay thế các thiết bị được đưa tới Ukraina, nhưng Đức chưa bao giờ hứa cung cấp các mẫu Leopard 2A7 hiện đại nhất. Theo giải thích của ông Hebestreit, bản thân Đức cũng chỉ sở hữu một số lượng tương đối nhỏ biến thể Leopard 2A7 mới nhất, và sẽ mất thời gian để sản xuất thêm.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cũng lập luận, Đức không thể chỉ giao thiết bị quân sự hạng nặng cho Ukraina hoặc nơi khác “chỉ bằng một cái nhấn nút hoặc bằng một cái búng tay”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại sứ Ukraine châm biếm chính phủ Đức với loài ốc sên