Sau khi cải tạo một số bãi đá (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp) thành đảo một cách phi pháp ở quần đảo Trường Sa (ảnh), Trung Quốc lại chuẩn bị có thêm một thủ đoạn nữa để bành trướng phi pháp tại khu vực này. Đó là dùng cảng dã chiến để thúc đẩy hoạt động phi pháp của tàu bè Trung Quốc tại Biển Đông.

Trung Quốc tính đem cảng dã chiến ra Hoàng Sa, Trường Sa

Một Thế Giới | 30/10/2014, 19:22

Sau khi cải tạo một số bãi đá (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp) thành đảo một cách phi pháp ở quần đảo Trường Sa (ảnh), Trung Quốc lại chuẩn bị có thêm một thủ đoạn nữa để bành trướng phi pháp tại khu vực này. Đó là dùng cảng dã chiến để thúc đẩy hoạt động phi pháp của tàu bè Trung Quốc tại Biển Đông.

>>“Sốc” với cảnh cắt tiết chó tại Hà Nội lên trang chủ báo Anh
>>Kiều nữ bị quấy rối tình dục 108 lần vì trót đi bộ một mình
>>Trung Quốc xây sân bay ở Nam Cực để làm gì?
>>Điện Kremlin lên tiếng về tin tổng thống Putin bị ung thư
Một nguồn tin từ ngành công nghiệp đóng tàu ở Trung Quốc tuyên bố họ đang có kế hoạch chế tạo các bến cảng nổi nhằm hỗ trợ cho dự án "cải tạo đất" trong tranh chấp Biển Đông. 
Một quan chức của Trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc cho biết họ đang phát triển các bến cảng nổi đa chức năng để triển khai đến các đảo trong quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp) và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp) ở Biển Đông.

Vị quan chức này cho biết các bến cảng được sản xuất tại Trung Quốc và sẽ được vận chuyển đến các đảo để lắp ráp. Đầu tiên, các bến cảng sẽ được gửi đến quần đảo Hoàng Sa để thử nghiệm trước khi được chuyển đến quần đảo Trường Sa. Nguồn tin cho biết bến cảng bao gồm một nền khối lớn hình chữ nhật và một cây cầu để kết nối nền khối đến một hòn đảo hoặc rạn san hô. Nền khối này có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để phục vụ tàu quân sự và dân sự của Trung Quốc hoạt động trong vùng biển tranh chấp.

Nguồn tin cũng cho biết bến cảng dã chiến dạng trên có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 1.000 tấn, đồng thời có thể tiến hành các dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa đối với tàu cá, sạc điện, cung cấp nước sạch, khử muối nước biển, lưu nước ngọt... Thậm chí, các bến cảng dã chiến có thể giúp Trung Quốc  xây dựng các khu dân cư nhỏ trên các hòn đảo xa xôi hay các rạn san hô một cách tương đối nhanh chóng.

Về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Mọi hoạt động của nước ngoài liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà không được phép của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý.

Anh Tú (theo WCT)

Bài liên quan
Microsoft yêu cầu hàng trăm nhân viên rời Trung Quốc do căng thẳng Trung – Mỹ về AI và chip
Microsoft yêu cầu hàng trăm nhân viên ở Trung Quốc xem xét việc chuyển công tác ra nước ngoài trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng về các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và chip.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu 4 Ủy viên Bộ Chính trị
11 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc tính đem cảng dã chiến ra Hoàng Sa, Trường Sa