Trung Quốc triển khai chiến dịch "trả hàng hóa không cần lý do", nghĩa là trong vòng 7 ngày, người tiêu dùng mua sắm thông qua hình thức online có thể trả lại mà không cần bất cứ lý do gì.

Trung Quốc triển khai chiến dịch 'trả hàng hóa không cần lý do'

Tuyết Nhung | 20/09/2023, 10:30

Trung Quốc triển khai chiến dịch "trả hàng hóa không cần lý do", nghĩa là trong vòng 7 ngày, người tiêu dùng mua sắm thông qua hình thức online có thể trả lại mà không cần bất cứ lý do gì.

Tổng cục Quản lý thị trường ngày 20.9 cho biết tại buổi đàm với đoàn công tác của Tổng cục Quản lý Giám sát thị trường Trung Quốc ngày 19.9, ông Huống Húc - Cục trưởng Cục Thanh tra thực thi pháp luật (Tổng cục Quản lý Giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc) cho biết, hiện nay Tổng cục Quản lý Giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc có 600.000 nhân viên hoạt động theo phân cấp.

trung-quoc-tra-hang.png

Chia sẻ về vấn đề Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ông Huống Húc cho biết, Trung Quốc hiện có những chính sách, chiến lược xây dựng về sở hữu trí tuệ, gây dựng thị trường mang tính quốc tế hóa, chú trọng cơ chế tương tác với nhau. Năm 2011, Tổng cục Quản lý Giám sát thị trường Trung Quốc đã thành lập tổ công tác dẫn đầu phòng chống hàng giả, Tổ công tác có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Năm 2018 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành cải cách, xác định quyền lực và thực thi pháp luật của quyền sở hữu trí tuệ.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một công việc trong mảng giao dịch pháp lý của Cục Thanh tra thực thi pháp luật. Ở Trung Quốc có thành lập Trung tâm bảo vệ quyền người tiêu dùng về thực phẩm, triển khai Tổng đài khiếu nại với hơn 16 triệu người tiêu dùng đang đăng ký và sử dụng, phát hiện hơn 74,5 triệu vụ, giúp người tiêu dùng khắc phục tổn thất khoảng 2 tỉ USD.

Cùng với việc tham gia giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng, Tổng cục quản lý giám sát thị trường Trung Quốc cũng đẩy mạnh giải quyết tranh chấp qua mạng, Trung Quốc có cơ chế giải quyết tranh chấp online với 114.000 doanh nghiệp tham gia vào cơ chế này, theo đó khoảng 13,6% các vụ tranh chấp được giải quyết thông qua online. Trung Quốc cũng triển khai chiến dịch "trả hàng hóa không cần lý do". Cụ thể, trong vòng 7 ngày, người tiêu dùng mua sắm thông qua hình thức online có thể trả lại mà không cần bất cứ lý do gì. Hiện có 640.000 cửa hàng đã tham gia vào cơ chế này. Theo đó, từ khi triển khai cơ chế này, tại Trung Quốc đã có 770 triệu lượt người tiêu dùng trả lại hàng hóa thông qua hình thức này.

Nhằm triển khai cụ thể Biên bản ghi nhớ đã ký kết, hai bên đã tập trung trao đổi về 5 nội dung chính, gồm: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, công tác xây dựng Đảng và kế hoạch hành động triển khai biên bản ghi nhớ.

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh, Việt Nam và Trung Quốc khá tương đồng bởi chức năng của Tổng cục Quản lý thị trường Việt Nam có những điểm tương tự như Tổng cục Quản lý Giám sát thị trường nhà nước Trung Quốc.

z4706682380309_f6bb15fd5ac111d5749bbe6627f67b13.jpg
Tổng cục Quản lý thị trường hội đàm với Đoàn công tác của Tổng cục Quản lý Giám sát thị trường Trung Quốc

Từ đầu năm 2021 đến nay, toàn lực lượng quản lý thị trường Việt Nam đã xử lý gần 17.000 vụ việc liên quan đến hàng giả. Hiện, đơn vị cũng gặp nhiều khó khăn trong kiểm tra, xử lý các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ bởi thẩm quyền của quản lý thị trường Việt Nam không được bao trùm và rộng như Tổng cục Quản lý Giám sát thị trường Trung Quốc, làm cho chất lượng xử lý các vụ việc chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang ký nhiều Hiệp định thương mại tư do với các nước, qua đó đòi hỏi công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ rất cao, đi cùng với đó trách nhiệm của lực lượng quản lý thị trường đối với lĩnh vực này là rất lớn. Trong thời gian qua, nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đã chủ động đề xuất phòng chống hàng giả, nhất là khi thương mại điện tử đang phát triển.

Trong vòng 3-4 năm trở lại đây, đặc biệt sau dịch COVID-19, tốc độ mua hàng trên online rất lớn, đi cùng với đó là vấn nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường mua bán online. Đây là khó khăn lớn nhất của lực lượng quản lý thị trường. Chia sẻ thêm về vấn đề này, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết, tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Đề án chống hàng giả trên thương mại điện tử. Bộ Công Thương là Tổ trưởng của Tổ công tác triển khai đề án này. Hiện nay Tổ công tác đang gấp rút xây dựng chương trình, hành động để ngăn chặn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử.

Theo Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh, giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc là rất lớn, do vậy hàng hóa giữa hai nước thông thương rất nhiều, công tác chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ an toàn thực phẩm giữa hai Tổng cục rất quan trọng.

Kế hoạch triển khai Biên bản ghi nhớ, Tổng cục Quản lý thị trường hoàn toàn nhất trí với đề xuất của Tổng cục quản lý giám sát thị trường Trung Quốc. Ngay sau khi được ký kết, Bộ trưởng đã chỉ đạo rất cụ thể đề nghị Tổng cục Quản lý thị trường làm đầu mối xây dựng kế hoạch chi tiết. Theo đó, hai bên sẽ chia sẻ thông tin lẫn nhau trong nhận diện vi phạm về hàng giả. Hàng năm sẽ tổ chức họp và cập nhật thông tin. Tổng cục Quản lý thị trường hoàn toàn nhất trí về việc thành lập Tổ công tác.

Bài liên quan
Apple trì hoãn bán iPhone 15 Pro và Pro Max ở Trung Quốc vài tuần
Mark Gurman, phóng viên công nghệ nổi tiếng ở hãng tin Bloomberg, cho biết việc giao iPhone 15 Pro và Pro Max tới Trung Quốc bị trì hoãn vài tuần.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBQH Phạm Văn Hòa: Vì sao ngân hàng chỉ bán vàng mà không mua vào?
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho hay vừa qua việc bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước bình ổn giá vàng được người dân rất đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ bán mà không mua. Nếu người dân muốn bán vàng do nhu cầu để sử dụng tiền mặt thì bán ở đâu?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc triển khai chiến dịch 'trả hàng hóa không cần lý do'