Tạp chí Forbes ngày 17.7 (giờ địa phương) nhận định Trung Quốc tức giận khi Nhật lặng lẽ xây đảo tí hon Okinotori ở cực nam nước Nhật.

Trung Quốc tức giận chuyện Nhật xây đảo ở biển Hoa Đông

Trung Trực | 19/07/2016, 06:19

Tạp chí Forbes ngày 17.7 (giờ địa phương) nhận định Trung Quốc tức giận khi Nhật lặng lẽ xây đảo tí hon Okinotori ở cực nam nước Nhật.

Okinotori cách thủ đô Tokyo 1.700 km về phía nam, có diện tích chỉ9 mét vuông. Nhưng chính phủ Nhật đã trồng san hô non trên đảo này ở Thái Bình Dương nhằm cứu đảo khỏi chìm và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đang tranh chấp với Trung Quốc.

Forbes đưa tin Tokyo đã chi khoảng 600 triệu USD để xây cơ sở hạ tầng như đổ xi măng xây kè chắn sóng để tránh xói mòn, trồng san hô đểgia cố đảo. Với đảoOkinotori, Nhật kiểm soát một khu vực lớn ở phía tây Thái Bình Dương.

Hồi tháng 4, Nhật có va chạm với Đài Loan vì Nhật tuyên bố Okinotori thuộc vùng đặc quyền kinh tếcủa Nhật nên Nhậtcó quyền kiểm soát tàu bè (thương mại hoặc quân sự) giao thông. Tàu tuần duyên Nhật đã bắt nhốt một tàu Đài Loan ở khu vực này.

Kể từ đó, hai bên đãcải thiệnquan hệ. Trong tháng này, Nhật vàĐài Loan sẽ đối thoại về quyền lợi của mỗi bên ở vùng biển này.

Tờ tạp chí Mỹ nêu không nước nào phản đối Nhật tuyên bố chủ quyền Okinototi, nhưng vị trí đảo là cửa ngõ Thái Bình Dương đến các nơi khác của châu Á đã khiến Trung Quốc nghi kỵ.

Trung Quốc là “kẻ thù kinh niên” của Nhật, bởi thếTrung Quốc đã nói bóng gió về một chiến dịch chống Nhật.

Hồi tháng 5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói việc Nhật đòi chủ quyền Okinotori là vi phạm Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS) vì Nhật gọi Okinotori là “đảo” nhằm đòi quyền hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Người phát ngôn nói: “Trung Quốc không công nhận tuyên bố sai trái của Nhật”.

Nhật-Trung cũng đang tranh chấp chủ quyền các mỏ dầu và nhóm đảo không có người ở trên biển Hoa Đông.

ĐảoOkinotori nằm ở vị trí có thể chặn tàu chiến Trung Quốc ra Thái Bình Dương vàgần các tuyến đường biển chở vật liệu quan trọng cho nền kinh tế Nhật.

Để đề cao ý nghĩa của đảoOkinotori, Nhật đã xây đài quan sát cao 3 tầng để có thể giám sát tàu bèvà chuyển dữ liệu về Bộ Đất đai-Cơ sở hạ tầng-Giao thông và Du lịch.

Năm 2015, Okinotori cũng khiến BộtrưởngNgoại giao Trung Quốc Vương Nghị phảibực tức.

Tại hội nghị ASEAN, ông nói: “Trước khi bình luận về các nước khác, tốt nhất Nhật nên xem lại mình đã nói và làm gì. Trung Quốc khác Nhật. Từ lâu chúng tôi đã tuyên bố chủ quyền Nam Hải. Chúng tôi không cần củng cố chủ quyền bằng cách cải tạo đất”.

Năm 2012, một ủy ban LHQ đã kiến nghị cho phép Nhật mở rộng thềm lục địa quanh đảo Okinotori.

TheoFabrizio Bozzato, nhà nghiên cứu về các vấn đề quốc tế ở Đạihọc Tamkang (Đài Loan) nhận xét việc cải tạo Okinotori không gặp nhiều phản đối (trừ Trung Quốc) vì chỉ là trồng san hô tự nhiên chứ không sử dụng phương tiện nhân tạo.

Ông ghi nhận: “Khác biệt cơ bản là trong vụ việc của Trung Quốc, chúng ta đang chứng kiến hành độngcải tạo đất bằng hàng ngàn tấn cát và bê tông để xây đảo nhân tạo trên Biển Đông. Còn trong vụ Okinotori, có thể nói đấy chỉ là một cách bảo tồn đất”.

Ông còn nói Trung Quốc có thể chơi trò “tiêu chuẩn kép” sau khi có phán quyết trọng tàinhưng vì Trung Quốc đã tuyên bố tòa không có thẩm quyền xét xử nên có thể Bắc Kinh sẽ không tìm cách kiện Nhật về vụ Okinotori ra Tòa Trọng tài.

Trung Trực (theo Forbes)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc tức giận chuyện Nhật xây đảo ở biển Hoa Đông