Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch trấn áp các nhà sản xuất, phân phối các loại vắc xin dỏm sau khi bê bối về vắc xin tại quốc gia này khiến người dân lo lắng và nhiều gia đình phải sang Hồng Kông tiêm phòng cho con mình.



Trung Quốc và nỗi đau vắc xin dỏm

Hà Ngọc Bách | 31/03/2016, 15:14

Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch trấn áp các nhà sản xuất, phân phối các loại vắc xin dỏm sau khi bê bối về vắc xin tại quốc gia này khiến người dân lo lắng và nhiều gia đình phải sang Hồng Kông tiêm phòng cho con mình.



Ngày 24.3, Bộ Công an Trung Quốc thông báo lực lượng chức năng đã thu giữ 20.000 liều vắc xin lậu, bắt giữ hơn 130 người và khởi tố 69 vụ án hình sự trên cả nước liên quan đến vụ bê bối vắc xin.

Theo nhà chức trách Trung Quốc, 29 công ty dược phẩm và 16 cơ sở y tế tại nước này bị tình nghi liên quan tới việc phân phối và sử dụng vắc xin lậu.Chỉ tính riêng tại tỉnh Sơn Đông, nhà chức trách đã hủy giấy chứng nhận và đình chỉ hoạt động 3 công ty dược phẩm.

Cũng theo báo cáo, thị trường vắc xin lậu tạiTrung Quốc có tổng giá trị lên đến310 triệu nhân dân tệ (tương đương 47,6 triệu USD), một con số rất đáng báo động.

Đây không phải là vụ bê bối y tế lớn đầu tiên ở Trung Quốc nhưng điều tệ hại là nó mang tất cả những sai phạm nghiêm trọng của những bê bối trước đây. Điều này chứng tỏ chính quyền Trung Quốc có quá ít điều chỉnh trong chính sách hoặc không có khả năng chế tài những hành vi sai phạm trong y tế.

Ngay lập tức, chính quyền Trung Quốc đổ lỗi cho việc yếu kém trong quản lý, điều đã quá quen thuộc từ khi vụ thịt hết hạn sử dụng của McDonalds và KFC được phanh phui hồi năm 2014.

Ông Li Guoqing, đại diện Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Trung Quốc (CDFA), thừa nhận những vấn đề trong việc quản lý y tế của Trung Quốc. "Có những sơ hở nhất định trong việc quản lý của chúng tôi", ôngLi cho biết với Reuters.

"Hiện tại, Trung Quốc có 12.000 cơ sở buôn bán thuốc, 5.000 công ty dược phẩm và hơn 400.000 nhà bán lẻ thuốc; nhưng lại có ít hơn 500 người có khả năng thẩm định thuốc. Mục tiêu quản lý là rất lớn nhưng chỉ có vài người trên thực địa nên khó mà thực hiện được đúng quy định", ông Li trần tình.

Thiên Hà (theo Fortune)
Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc và nỗi đau vắc xin dỏm