Trang Bloomberg cho biết, Trung Quốc trong nỗ lực phát triển năng lực không gian quốc gia không ngần ngại “vay mượn” cách thức của Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Mỹ (NASA): trợ cấp cho các công ty khởi nghiệp nội địa muốn tham gia.

Trung Quốc với tham vọng tạo ra ‘SpaceX thứ hai’

Cẩm Bình | 01/11/2023, 11:06

Trang Bloomberg cho biết, Trung Quốc trong nỗ lực phát triển năng lực không gian quốc gia không ngần ngại “vay mượn” cách thức của Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Mỹ (NASA): trợ cấp cho các công ty khởi nghiệp nội địa muốn tham gia.

Tuần trước, Phó chủ nhiệm Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) Lâm Tây Tường cho biết họ nhận được nhiều kế hoạch dự án dùng tên lửa đẩy do công ty tư nhân phát triển để vận chuyển vật tư lên trạm không gian Thiên Cung.

“Thông qua đấu thầu công khai, chúng tôi rất vui mừng khi thấy các công ty tư nhân Trung Quốc hoạt động ở ngành hàng không - vũ trụ đang lớn mạnh nhanh chóng, sự nhiệt tình tham gia các sứ mệnh không gian có người lái của họ cũng rất cao”, theo phó chủ nghiệm Lâm.

CMSA chưa tiết lộ quy mô lẫn giá trị hợp đồng mà cơ quan sẽ trao cho đơn vị thắng thầu, nhưng qua đây có thể thấy Trung Quốc áp dụng chính xác chiến lược mà NASA áp dụng với Công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk.

SpaceX là một trong hai đơn vị giành được hợp đồng vận chuyển hàng hóa trị giá tổng cộng 3,6 tỉ USD vào năm 2008, hai năm sau khi công ty phóng thành công tên lửa đẩy đầu tiên. Kể từ đó họ thắng thầu hàng loạt dự án khác trong đó có hợp đồng 2,9 tỉ USD (năm 2021) cho nhiệm vụ đưa phi hành gia lên Mặt trăng.

tru.jpg

Ở thập niên Trung Quốc mở cửa ngành hàng không - vũ trụ cho đầu tư tư nhân, lĩnh vực này đạt được không ít thành tựu. Công ty công nghệ không gian Interstellar Glory Bắc Kinh (i-Space) vào năm 2019 đưa được tên lửa đẩy do tư nhân phát triển đầu tiên lên quỹ đạo, một số đơn vị khác đã tiếp nối thành công này.

Tuy nhiên tốc độ huy động vốn đang chậm lại. Tạp chí China Space Monitor nhận định năm nay các công ty khởi nghiệp trong ngành chỉ huy động được khoảng một nửa mức trung bình 1,2 tỉ USD giai đoạn 2019 - 2022.

Theo Tiến sĩ Brian Weeden (tổ chức Secure World Foundation): “Vài năm qua Trung Quốc vô cùng nỗ lực phát triển năng lực không gian vì họ thấy lợi ích Mỹ đạt được. Họ cố gắng bắt chước nhưng lĩnh vực vũ trụ thương mại Trung Quốc - dù đạt một số thành công - chắc chắn chưa lớn và sôi động như Mỹ”.

Giám đốc điều hành công ty đào tạo nhân lực Space Faculty Lynette Tan nhận định hợp đồng từ CMSA có thể giúp lĩnh vực vũ trụ thương mại Trung Quốc đi lên: “Thu hút đơn vị tư nhân chắc chắn thúc đẩy phát triển. Nhiều người hơn sẽ đưa ra nhiều ý tưởng và sáng kiến hơn – tương tự như ở Mỹ nơi ông Musk làm thay đổi hệ sinh thái”.

Chiến lược hỗ trợ đơn vị tư nhân trên thực tế đã được triển khai. Doanh nghiệp trên địa bàn quận Diệc Trang thuộc thành phố Bắc Kinh (trung tâm vũ trụ thương mại với hơn 40 công ty khởi nghiệp ở lĩnh vực phát triển tên lửa đẩy, vệ tinh và dịch vụ không gian) nếu đủ điều kiện có thể nhận trợ cấp tiền thuê văn phòng cùng một khoản trợ cấp khác lên tới 50 triệu Nhân dân tệ.

Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc với tham vọng tạo ra ‘SpaceX thứ hai’