Công ty khởi nghiệp GalaxySpace ở Bắc Kinh sẽ phóng một chòm sao vệ tinh mới để cung cấp vùng phủ sóng 5G trong 3 tháng tới.

Trung Quốc xây dựng mạng vệ tinh 5G cạnh tranh với Starlink của SpaceX

Long Hải | 22/01/2022, 12:05

Công ty khởi nghiệp GalaxySpace ở Bắc Kinh sẽ phóng một chòm sao vệ tinh mới để cung cấp vùng phủ sóng 5G trong 3 tháng tới.

trung-quoc2.jpg
Công ty khởi nghiệp GalaxySpace ở Bắc Kinh có kế hoạch phóng 1.000 vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp (LEO)

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng công ty vệ tinh đang phát triển GalaxySpace có kế hoạch phóng 1.000 vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp (LEO), mục đích cuối cùng là cạnh tranh với chòm sao Starlink nổi tiếng của SpaceX. Theo các phương tiện truyền thông, lô 6 vệ tinh đầu tiên đã được sản xuất, thử nghiệm và chuyển đến bãi phóng bí mật.

Chòm vệ tinh của Trung Quốc có nhiều việc cần phải làm nếu muốn cạnh tranh với Starlink. SpaceX hiện đã có 2.000 vệ tinh trên quỹ đạo và đang lên kế hoạch tăng thành 42.000 khi hoàn thành Starlink. Theo các báo cáo, yếu tố khác biệt đó là GalaxySpace sẽ là mạng vệ tinh đầu tiên sử dụng công nghệ 5G, cung cấp tốc độ tải xuống trên 500Mbps. Trong khi đó, Starlink chỉ có thể cung cấp tốc độ 110Mbps cho người dùng.

Đương nhiên, giống như tất cả các dịch vụ kết nối vệ tinh, chất lượng có khả năng bị giảm đáng kể do thời tiết xấu. Tuy nhiên, các nhà khoa học tham gia dự án cho biết họ có thể duy trì tốc độ tải ít nhất 80Mbps giây ngay cả trong thời tiết xấu nhất.

ve-tinh2.jpg
Vệ tinh 5G của Trung Quốc được chế tạo với linh kiện giá rẻ trên dây chuyền sản xuất nhanh - Ảnh: CGTN

Mạng 5G đã phần nào trở nên phổ biến trên khắp Trung Quốc. Các số liệu gần đây cho thấy vào cuối năm 2021, có 730 triệu thuê bao 5G ở Trung Quốc, chiếm hơn một nửa tổng dân số. Do đó, các dịch vụ 5G của GalaxySpace có thể sẽ được cung cấp chủ yếu cho các công ty nước ngoài cũng như các hoạt động của chính phủ và quân đội Trung Quốc.

GalaxySpace không phải là chòm sao băng thông rộng duy nhất đang phát triển của Trung Quốc. Cả hai dự án Hongyan và Hongyun, do Tập đoàn Khoa học và Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) sở hữu, đều đã phóng vệ tinh thử nghiệm kể từ đầu năm 2018. Hongyan đang nhắm tới tổng số 324 vệ tinh trong chòm sao của mình, trong khi Hongyun sẽ có 157 vệ tinh. Hai chòm sao này hoạt động ở các độ cao và tần số khác nhau.

Vào năm 2021, với sự nổi lên của Starlink, các nhà chức trách Trung Quốc được cho là xem xét thực hiện “những thay đổi lớn” đối với cả hai dự án Hongyan và Hongyun. Không rõ những thay đổi này là gì, nhưng nó có vẻ là một loại tăng tốc nào đó trong việc triển khai và quy mô của dự án. Trong tháng gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần nói rằng họ lo ngại sự thống trị của Starlink đối với ngành công nghiệp mới nổi này có thể là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, đặc biệt nếu những thiết bị này được quân đội Mỹ sử dụng một cách bí mật.

Năm ngoái, Zhu Kaiding, một kỹ sư không gian từ Học viện Công nghệ không gian Trung Quốc, đang làm việc với GalaxySpace trong dự án, đã viết trong một bài báo học thuật rằng sự nổi lên của Starlink đã khiến dây chuyền sản xuất vệ tinh của Trung Quốc tăng năng suất hơn 1/3.

ky-thuat.png
Một kỹ thuật viên của nhà sản xuất vệ tinh Trung Quốc GalaxySpace đang kiểm tra một trong những lô vệ tinh liên lạc băng thông rộng đầu tiên - Ảnh: GalaxySpace

Bước ra khỏi khía cạnh địa chính trị của cuộc chạy đua xây dựng mạng vệ tinh, cần ghi nhớ những tiêu cực tiềm ẩn mà việc đưa một lượng lớn vệ tinh như vậy vào quỹ đạo Trái đất tầm thấp có thể gây ra cho xã hội, từ “hội chứng Kessler” gây ra bởi sự tích tụ của các mảnh vỡ không gian đến vật cản của các đài quan sát trên mặt đất.

Trên thực tế, chỉ trong tuần này, đã có một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Astrophysical Journal Letters, cho thấy vệ tinh Starlink đang cản trở việc phát hiện các tiểu hành tinh gần Trái đất.

Nghiên cứu giải thích: “Ngày càng có nhiều lo ngại về tác động của các chòm sao vệ tinh ở quỹ đạo Trái đất tầm thấp đối với các quan sát thiên văn trên mặt đất, đặc biệt là đối với các cuộc khảo sát trường rộng trong quang học và hồng ngoại”, nghiên cứu giải thích.

Trở lại năm 2020, SpaceX đã trả lời những lo ngại ban đầu của các nhà thiên văn học về việc Starlink làm ảnh hưởng việc quan sát bầu trời của họ, bằng cách gắn tấm che mặt trời vào các vệ tinh mới để giảm độ sáng của chúng.

Tuy nhiên, sự cải tiến này vẫn giúp các vệ tinh sáng hơn khoảng 2,5 lần so với mục tiêu của SpaceX và chúng vẫn quá sáng để các kính thiên văn không bị ảnh hưởng. Kính che mặt có lẽ sẽ không ngăn Starlink thay đổi vĩnh viễn thiên văn học trên mặt đất.

Nhưng đối với kính thiên văn, bầu trời vẫn có thể tràn ngập các ngôi sao giả chỉ trong một vài năm, khiến chúng ta gần như không thể nhìn rõ vũ trụ. Điều đó có thể cản trở nỗ lực nghiên cứu các thiên thể và bảo vệ Trái đất khỏi các tiểu hành tinh chết người.

Bài liên quan
Hạ Trung Quốc, Việt Nam thuận lợi trên đường tìm vé dự futsal World Cup
Sau khi để hòa Myanmar 1-1 trong trận ra quân tại VCK futsal châu Á, đội tuyển Việt Nam đã thắng Trung Quốc 1-0.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc xây dựng mạng vệ tinh 5G cạnh tranh với Starlink của SpaceX