Chia sẻ tại buổi giới thiệu ​nhân dịp trường Đại học Thành Tây chính thức trở thành trường trực thuộc Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ, TS. Đàm Quang Minh đã khẳng định nếu tư duy dạy và học của các thầy cô giáo và học sinh không thay đổi thì sẽ còn nhiều thủ khoa nữa không thể kiếm được việc làm, phải về nuôi lợn.

TS. Đàm Quang Minh: Sẽ còn nhiều thủ khoa đi chăn lợn nếu như các trường không thay đổi tư duy giảng dạy

Hải Yến | 12/10/2017, 12:25

Chia sẻ tại buổi giới thiệu ​nhân dịp trường Đại học Thành Tây chính thức trở thành trường trực thuộc Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ, TS. Đàm Quang Minh đã khẳng định nếu tư duy dạy và học của các thầy cô giáo và học sinh không thay đổi thì sẽ còn nhiều thủ khoa nữa không thể kiếm được việc làm, phải về nuôi lợn.

TS. Đàm Quang Minh được biết đến là một hiệu trưởng trẻ nhất Việt Nam khi mới 35 tuổi, trước đó ông từng là giảng viên trường ĐH Quốc gia Hà Nội và nguyên là Hiệu trưởng trường ĐH FPT. Hiện nay, ông đang giữ chức Hiệu trưởng trường ĐH Thành Tây - ĐH Thời đại mới.

Nhận định về xu hướng các trường công lập, tư thục cùng sự phát triển của nó trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời đại công nghệ 4.0, TS. Đàm Quang Minh cho biết theo xu thế của các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, trong thời gian qua, nhiều trường đại học đã xây dựng được các thương hiệu uy tín như: Đại học FPT, Đại học Duy Tân, Đại học Hoa Sen. Dự đoán các trường trường tư thục yếu kém dần dần bị loại bỏ và nhường chỗ cho những trường đại học có sức sống.

Mới đây nhất, khi các báo đăng tải thông tin một thủ khoa của một trường ĐH danh tiếng nhưng phải về quê chăn lợn vì không tìm được việc làm,TS. Đàm Quang Minh cho rằng thất nghiệp đến từ việc người học thiếu năng lực làm việc, kiến thức lạc hậu, thiếu tài liệu chuyên môn. Việc đào tạo ở đại học khác xa so với nhu cầu thực tế. Tỷlệ thiếu kỹ năng mềm cao.

TS. Đàm Quang Minh, hiệu trưởng trường Đại học Thành Tây

Câu chuyện về thủ khoa chăn lợn là câu chuyện tiêu biểu của sinh viên Việt Nam hiện nay. Giáo dục đại họccó khả năng bị thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ khi có mô thức thay đổi phù hợp. “Một người trưởng thành là người tự lo được cho mình trong mọi việc. Do đó, giáo dục cần hướng tới xây dựng những con người trưởng thành, đưa khái niệm trưởng thành vào trongtất cả cấp học.Khi đảm nhận vị trí hiệu trưởng của trường ĐH Thành Tây, tôi có mong muốn đưa trường mang một hơi thở thời đại vào từng bài giảng tiết học. Chương trình có sự cập nhật thường xuyên và có sự tham gia đào tạo từ doanh nghiệp. Chương trình giảng dạy sinh viên tại trường ĐH Thành Tây sẽ được xây dựng trên ba nền tảng là: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Đội ngũ giảng viên sẽ có 20 - 30% là các doanh nhân đến từ các doanh nghiệp khác nhau. Sinh viên được khuyến khích giải quyết những bài toán của xã hội ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường",TS. Đàm Quang Minh cho hay.

Nhận xét về vấn đề "quốc tế hóa đại học" để sinh viên chủ động hơn trong công việc cũng như trong việc học của mình, ông Đàm Quang Minh cũng cho biết: "Tôi nhận thấy giáo dục đại học Việt Nam đang đi ngoài lề những tranh luận về giáo dục đại học chung của thế giới và cũng không quan tâm bên ngoài đang diễn ra việc gì. Nếu duy trì tình trạng đó, giáo dục đại học Việt Nam sẽ ngày càng tụt hậu kể cả so với các nước láng giềng. Giáo dục trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ khác trước. Cuộc sống đang vận động và phát triển, nếu trường nào không theo kịp, không cạnh tranh kịp sẽ bị gạt ra khỏi lề của công cuộc phát triển.Trường Đại học Thành Tây ra đời với sứ mệnh mang lại những giá trị của thời đại cho người học những trải nghiệm học tập hữu dụng, giúp cho sinh viên có chỗ đứng vững vàng trong xã hội mới, xã hội của kỷ nguyên đổi mới và sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu phát triển của Việt Nam. Đây cũng chính là mục tiêu của chính tôi khi rời vị trí Hiệu trưởng của trường ĐH FPT."

Quang cảnh buổi tọa đàm

Trở lại câu chuyện của việc nữ thủ khoa phải ở nhà chăn lợn, TS. Đàm Quang Minh cho biết đó chính là tấm gương phản chiếu hệ đào tạo một cách máy móc và sách vở của chính các trường ĐH. "Một thủ khoa của một trường tức là một sản phẩm tốt nhất của trường đó. Thế nhưng tại sao khi ra trường lại không kiếm được việc? Đó chính là do tư duy lối mòn, khi sinh viên thiếu kiến thức thực tế, thiếu kỹ năng giao tiếp sẽ không thể tham gia ứng tuyển vào bất cứ đơn vị sự nghiệp nào. Các doanh nghiệp ngoài kia họ đang thiếu rất nhiều nhân viên, nhưng họ lại khó khăn khi tuyển người, đặc biệt là tuyển các sinh viên mới ra trường. Vì sao? Vì các sinh viên đó không có bất cứ kỹ năng thực tế nào đáp ứng được yêu cầu làm việc của các doanh nghiệp ở thời đại mới, mà các em chỉ áp dụng một cách sách vở vào công việc. Điều đó sẽ giết chết doanh nghiệp, đó là lý do vì sao doanh nghiệp vẫn thiếu người mà cử nhân ra trường thì vẫn thất nghiệp", ông Minh chia sẻ.

Kết thúc buổi tọa đàm chia sẻ, ông Minh thẳng thắn chỉ ra những vấn đề cần thay đổi trong việc giáo dục đại học,đó chính là các trường ĐH khi đã đào tạo và cấp bằng cho sinh viên cần phải nhìn nhận sinh viên đó có năng lực thật sự hay khả năng thích ứng hay không. Nguyên nhân thất nghiệp của các cử nhân chính là cách thức đào tạo và đánh giá không chú trọng đến năng lực nghề nghiệp và khả năng học hỏi về phát triển thực sự.

“Đa số các trường đại học vẫn duy trì phương pháp đánh giá sinh viên dựa vào khả năng học thuộc chứ không phải khả năng tư duy hoặc kỹ năng giải quyết vấn đề”, ông nói.

"Khi nội dung kiến thức đưa vào chương trình đào tạo lạc hậu, xa rời thực tế thì sinh viên ra trường dù với tấm bằng xuất sắc thì vẫn lạc lõng với thực tế. Bên cạnh đó, cộng với sự ảo tưởng về năng lực qua tấm bằng giỏi thì sinh viên càng khó khăn trong việc tìm thấy công việc phù hợp với năng lực và kỳ vọng về đãi ngộ. Bản thân các sinh viên kể cả khi tốt nghiệp loại giỏi vẫn thiếu khả năng định hướng nghề nghiệp, không biết mình thực sự muốn làm gì, công việc/nghề nghiệp nào là phù hợp với bản thân trước và sau khi tốt nghiệp. Khi không có định hướng rõ ràng lúc còn đang học, sinh viênbỏ lỡ cả một năm cuối cùng đáng lẽ cần tập trung vào học những thứ cần thiết chuẩn bị cho công việc sau khi ra trường”,TS Đàm Quang Minh khẳng định.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS. Đàm Quang Minh: Sẽ còn nhiều thủ khoa đi chăn lợn nếu như các trường không thay đổi tư duy giảng dạy