Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học & Kinh tế ứng dụng cho rằng chứng khoán sẽ phục hồi trên một nền tảng mới, thực chất hơn.

TS Đinh Thế Hiển: Thị trường chứng khoán sẽ phục hồi trên nền tảng mới, thực chất hơn

Lam Thanh | 10/05/2022, 21:58

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học & Kinh tế ứng dụng cho rằng chứng khoán sẽ phục hồi trên một nền tảng mới, thực chất hơn.

Thị trường chứng khoán ngày 10.5 có lực cầu bắt đáy tăng mạnh về cuối phiên giao dịch giúp VN-Index đảo chiều tăng gần 24 điểm.

Chốt phiên, VN-Index tăng 23,94 điểm lên 1.293,56 điểm. Toàn sàn có 280 mã tăng, 168 mã giảm và 43 mã đứng giá. HNX-Index tăng 6,63 điểm lên 330,02 điểm. Toàn sàn có 138 mã tăng, 83 mã giảm và 41 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 2,56 điểm lên 99,06 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên hôm qua, với tổng giá trị khớp lệnh toàn thị trường đạt 19.910 tỉ đồng; trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE đạt 17.789 tỉ đồng. Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 700 tỉ đồng ở sàn HoSE.

Về diễn biến, thị trường bắt đầu chuyển tích cực bắt đầu từ khoảng 14 giờ khi lực cầu có xu hướng tăng mạnh, giúp nhiều cổ phiếu đảo chiều tăng điểm.

Nhóm cổ phiếu bluechip; trong đó, rổ VN30 bứt phá, củng cố cho sắc xanh thị trường. Nổi bật có TPB, FPT, VPB, HDB, PDR, VJC tăng mạnh với biên độ hơn 4%. Dẫn dắt đà tăng trong phiên chiều nay là nhóm ngân hàng, hàng loạt các cổ phiếu quay đầu tăng điểm mạnh mẽ như TPB, VPB, HDB, BID, MBB, VCB...

Thị trường chứng khoán giảm mạnh thời gian gần đây. Theo nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), nếu xét trên góc nhìn về phân tích kỹ thuật thì thị trường trở nên tiêu cực hơn với việc VN-Index đánh mất ngưỡng 1.350 điểm trong tuần qua để bước vào sóng điều chỉnh a với target theo lý thuyết quanh ngưỡng 1.200 điểm (finonacci retracement 38,2% sóng tăng 5).

Rủi ro hiện tại có lẽ đến nhiều hơn từ tâm lý nhà đầu tư với câu nói nổi tiếng được truyền tai trên thị trường "sell in may and go away". Tuy nhiên, với việc đã giảm mạnh trong thời gian qua thì khả năng tiếp tục giảm mạnh trong thời gian tới là khó có thể xảy ra.

ck2.jpg
Thị trường chứng khoán gần đây giảm mạnh

Bình luận về thị trường chứng khoán thời gian tới, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng chứng khoán sẽ phục hồi trên một nền tảng mới, thực chất hơn.

Ông Hiển cho hay, trong 2020–2021, khá nhiều công ty niêm yết đã biến chất, đẩy giá trị ảo về dự án, sử dụng thủ thuật tạo ra lợi nhuận tài chính để tạo ra báo cáo tài chính đẹp, rồi sử dụng đội lái (có công ty chứng khoán tiếp tay) đẩy giá cổ phiếu.

Do đó, những nhà đầu tư máu lạnh thì say sưa “trade” với độ sát phạt hấp dẫn hơn các sòng casino, nhưng nhiều nhà đầu tư đàng hoàng thì bị thua lổ vì thông tin giả. Để rồi khi trị trường trở về chính nó, thì nhiều người thắc mắc “vì sao thị trường lại giảm ghê vậy?”. Một số tin rằng nếu Chính phủ làm thị trường sập (VN index giảm tới 1.000) thì nền kinh tế sẽ bị ảnh hưỡng nghiêm trong. Do vậy họ vẫn tin rằng Chính phủ sẽ cứu thị trường.

“Chính phủ không ghét TTCK, nhưng Chính phủ chỉ làm việc cần thiết về tài chính tiền tệ (hơi muộn) và điều đó làm thị trường giảm sâu thì cũng không quan trọng. Lý do là năm 2021 TTCK tăng mạnh thì nền kinh tế cũng không vì thế mà tăng, thì ngược lại năm 2022 TTCK có giảm mạnh thì nền kinh tế cũng không vì thế mà giảm. Trong 4 tháng đầu năm 2022, đang có những thông tin tích cực (hơn năm 2021) của hoạt động sản xuất kinh doanh đã thể hiện điều đó”, ông Hiển nói.

Theo chuyên gia này, thị trường rồi sẽ hồi phục trong vài tháng tới, vì diễn tiến giá cổ phiếu bắt đầu hợp lý hơn. Những công ty sản xuất kinh doanh thực chiến giá không bị giảm nhiều, thậm chí có cổ phiếu nhích nên. Những công ty bất động sản, công ty tài chính, ngân hàng tăng ảo trong năm 2021 bị giảm mạnh và đà giảm vẫn còn.

“Thị trường vẫn trong chu kỳ đi xuống, nhưng đã xuất hiện những cổ phiếu có giá hợp lý, có thể đầu tư trung hạn, và cũng như mọi chu kỳ trước đó của TTCK Việt Nam, thị trường sẽ đến lúc đi ngang (dự là trong mức 1100 điểm) và sau đó sẽ có lực mua vào, thị trường sẽ phục hồi trở lại, nhưng lần này sẽ ổn định hơn, sẽ khó có đất cho các công ty ảo đẩy giá như giai đoạn 2021”, ông Hiển nêu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS Đinh Thế Hiển: Thị trường chứng khoán sẽ phục hồi trên nền tảng mới, thực chất hơn