Sự sụt giảm nhập khẩu dầu thô ở Trung Quốc trong quý 2/2017 do nước này dần chuyển sang các phương tiện vận chuyển sử dụng khí đốt mới chỉ là sự bắt đầu cho một tương lai khá ảm đạm của ngành dầu. Thậm chí, có người đã cho rằng giá dầu thế giới có thể sẽ không bao giờ phục hồi.

Tử huyết khiến giá dầu thế giới sẽ không bao giờ phục hồi

Nhàn Đàm | 29/07/2017, 11:52

Sự sụt giảm nhập khẩu dầu thô ở Trung Quốc trong quý 2/2017 do nước này dần chuyển sang các phương tiện vận chuyển sử dụng khí đốt mới chỉ là sự bắt đầu cho một tương lai khá ảm đạm của ngành dầu. Thậm chí, có người đã cho rằng giá dầu thế giới có thể sẽ không bao giờ phục hồi.

Chưa bao giờ các chuyên gia kinh tế thế giới lại trở nên bi quan đối với tương lai của giá dầu như ở thời điểm hiện tại, dù nó vẫn chưa hề xuống dưới mức 45 USD/thùng từ đầu năm đến nay. Sự sụt giảm nhập khẩu dầu thô ở Trung Quốc trong quý 2/2017 do nước này dần chuyển sang các phương tiện vận chuyển sử dụng khí đốt mới chỉ là sự bắt đầu cho một tương lai khá ảm đạm trước mắt. Thậm chí, có người đã cho rằng giá dầu thế giới có thể sẽ không bao giờ phục hồi.

Tương lai của ngành năng lượng thế giới sẽ là điện?

Hãy thử tưởng tượng đến việc giám đốc điều hành của một trong những hãng sản xuất xe lớn nhất nước Mỹ ở Detroit lại lái một chiếc xe hơi Nhật Bản đến chỗ làm. Đó sẽ là một cú sốc khủng khiếp đối với ngành công nghiệp xe hơi hùng mạnh của Mỹ. Điều tương tự cũng sẽ diễn ra đối với tương lai của ngành dầu lửa nếu một giám đốc điều hành của một trong những tập đoàn dầu lớn nhất thế giới nói rằng chiếc xe tiếp theo của ông sẽ là một chiếc xe điện. Ben Van Beurden, giám đốc điều hành của tập đoàn dầu khí khổng lồ Royal Dutch Shell, đã lấy ví dụ đó để đưa ra dự đoán về một tương lai ảm đạm trước mắt với giá dầu. Van Beurden cho biết, chiếc xe mà ông mới đặt muasẽ là một chiếc Mercedes Benz S500e – một chiếc xe chạy điện thay vì bằng diesel như truyền thống.

Lời tuyên bố của Ben Van Beurden phản ánh những sự thay đổi của Royal Dutch Shell cũng như các tập đoàn dầu khí cạnh tranh để ứng phó với sự thay đổi của giá dầu trong vài năm trở lại đây. Kể từ khi giá dầu tăng vọt và đạt đỉnh ở mức gần 150 USD/thùng, nó đã giảm xuống còn 30 USD/thùng trong vòng 2 năm và hiện chỉ còn đang dao động quanh mức 50 USD/thùng. Beurden cho biết: “Rõ ràng mức giá khoảng hơn 40 USD/thùng như hiện nay là điều hoàn toàn phù hợp với lượng cung quá lớn và sự phát triển nhanh chóng của ngành điện. Tập đoàn Shell của chúng tôi đang hoạt động với giả định rằng giá dầu có thể sẽ không bao giờ hồi phục”.

Một sự kiện được đánh giá là có tầm tác động lớn đối với tương lai ngành dầu lửa thế giới là việc công ty công nghệ Tesla đã chính thức tung ra thị trường mẫu xe điện Model 3 vào ngày thứ Sáu. Với giá thành chỉ khoảng 35.000 USD, Model 3 được xem là yếu tố quyết định việc các mẫu xe điện của Tesla có thể thâm nhập vào phân khúc thị trường đại chúng hay không. Theo thông báo của Tesla, tính đến mùa xuân vừa qua đã có tổng cộng khoảng 373.000 xe Model 3 đã được đặt hàng. Con số này có thể sẽ tăng lên gấp nhiều lần nếu như Model 3 nhận được sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, việc số lượng đặt hàng tăng lên cũng có thể khiến Tesla giảm giá thành theo cấp số nhân – một việc có thể đẩy doanh số bán hàng lên cao hơn nữa.

Sự ra đời của mẫu xe điện Model 3 mới chỉ là phần bắt đầu của một câu chuyện dài. Ông chủ của hãng Tesla, tỷ phú Elon Musk, cho biết: “So với thị trường xe ở Mỹ hiện nay thì thị phần xe điện vẫn còn quá nhỏ, gần 400.000 xe Model 3 được đặt hàng chẳng thấm vào đâu so với con số 17 triệu xe hơi và xe tải được bán ra hàng năm ở Mỹ. Chúng tôi đang cố gắng mở rộng thị phần xe điện ở các phân khúc khác, không chỉ riêng xe hơi”. Nếu mở rộng thành công thị phần xe điện sang các phân khúc khác như xe tải hoặc bán tải, đó có thể sẽ là một cuộc cách mạng thực sự đối với lĩnh vực giao thông vận tải thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa với một tác độngmang tính chí tử đối với ngành dầu khí, khi nó sẽ khiến nhu cầu đối với các mặt hàng xăng dầu giảm đi rất nhiều.

Kể cả khi Tesla cùng các hãng xe lớn trên thế giới cần nhiều thời gian hơn nữa để thành công trong việc đưa xe điện lấn sang các loại xe tải và bán tải, thì tương lai của ngành dầu lửa thế giới cũng đang trở nên vô cùng ảm đạm. Sự phát triển quá nhanh về công nghệ cũng như các vấn đề về môi trường đang mở ra cơ hội cho nhiều loại năng lượng khác thay thế cho xăng dầu. Tại Trung Quốc, việc chuyển sang sử dụng các loại phương tiện vận chuyển sử dụng khí đốt vì lý do môi trường đã giúp nước này giảm khoảng 22 triệu tấn dầu sử dụng trong năm vừa qua.

Những nhu cầu mang tính tức thời của thế giới có thể sẽ vẫn giúp lượng tiêu thụ dầu tương đối ổn định và giữ giá dầu duy trì ở mức trung bình khá trong tương lai gần, nhưng về lâu dài việc nó sẽ sụt giảm cả về lượng tiêu thụ lẫn giá cả là điều gần như chắc chắn. Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng thừa nhận rằng nếu không có thay đổi đột ngột, thì nhu cầu dầu của thế giới sẽ đạt đỉnh vào giai đoạn 2030-2040 trước khi giảm dần vào thời kỳ sau đó. Đó là nếu như những tiến bộ về công nghệ chưa đủ sức đe dọa đến việc sử dụng dầu phổ biến trên thế giới mà thôi. Nói cách khác, kỷ nguyên của dầu hoàn toàn có thể sẽ kết thúc sớm hơn, tùy thuộc vào sự phát triển trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của con người.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tử huyết khiến giá dầu thế giới sẽ không bao giờ phục hồi