“Sản phẩm này đều có hóa chất clo và lưu huỳnh hoặc xút. Nếu thường xuyên sử dụng sẽ có nguy cơ hóa chất tích tụ lâu ngày trong cơ thể con người, rất độc hại” .

Tử thần giấu mặt: Đũa tre sử dụng một lần

Hùng Anh | 12/09/2019, 15:25

“Sản phẩm này đều có hóa chất clo và lưu huỳnh hoặc xút. Nếu thường xuyên sử dụng sẽ có nguy cơ hóa chất tích tụ lâu ngày trong cơ thể con người, rất độc hại” .

Ở nông thôn cũng xài đũa tre sử dụng 1 lần

Buổi sáng tại quán cà phê ở TP.Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), một nhóm các bàcác cô ngồi ăn sáng, uống cà phê “tám chuyện” trên trời dưới đất. Ngoài những chiếchộp, tô bằng nhựa xốp đựng thức ăn và những chiếc muỗng nhựa, nhiều người còn sử dụng những đôi đũa tre, được bọc trong túi giấy hoặcnilon cẩn thận, tất cả đều là hàng dùng 1 lần rồi bỏ.

Nhìn cảnh đó, anh Duy, chủ một tiệm ở chợ Mỹ Tho, lắc đầu ngao ngánnói: “Thiệt tình tui nhìn họ vô tư dùng đũa tre mà… sợ quá. Trước đây tui cũng là “tín đồ” của đũa tre sử dụng 1 lần, nhưng sau khi phát hiện “chuyện lạ” từ sản phẩm này thì tui không dám dùng nữa”.

Duy kể, do điều kiện kinh doanh buôn bán suốt ngày ngoài chợ nên anh thường sử dụng thức ăn nhanh cho tiện, khỏi mất công chạy về nhà ăn cơm trưa. Bản tính cẩn thận, sợ đũa, muỗng của quán rửa không sạch, nên anhluôn chuẩn bị sẵn 1 bịch đũa tre dùng 1 lần.Khoảng 2 tháng trước, Duy mua 1 bao đũa tre 100 đôi mang về, nhưng khi mở bao đũa ra định sử dụng thì… tá hỏa.

Đũa tre sử dụng 1 lần rất được những người bán thức ăn nhanh ưa chuộng - Ảnh: Thanh Anh

“Những đôi đũa được bọc trong bao nilon cẩn thận, người bán là chỗ quen biết lâu nay, bảo đảm hạn sử dụng từ 4 - 6 tháng chất lượng không thay đổi, nên tui rất yên tâm. Nhưng khi mở bao đũa ra thì mùi khăng khẳng, thum thủm như cây bị ngâm nước lâu ngày xông lên nồng nặc, nên tui sợ quá ném bỏ toàn bộ bao đũa vào sọt rác.

Mấy hôm sau vài người bạn nghe chuyện còn cho biếtđũa tre sử dụng 1 lần đều được ngâm tẩm nhiều loại hóa chất, rất độc hại cho người dùng. Từ đó tui sợ quá, quyết định đem đũa, muỗng của nhà ra để sử dụng, chịu khó rửa chút xíu cho an toàn”, Duy kể.

Nghe chuyện của Duy kể, Võ Quốc - mộttay buôn bán hóa chất lâu năm nay đã giải nghệ vì sợ mắc bệnh hiểm nghèo, cười cười, nói: “Tránh xa đũa tre sử dụng 1 lần và thậm chí tăm tre xỉa răng tẩm đủ loại mùi hương là rất cần thiết. Tui trong nghề hóa chất nên biết rành họ tẩm thứ gì vào đũa và tăm”. Quốc kể, hầu hết đũa tre sử dụng 1 lần đều được làm từ các loại tre non, tre phế phẩm vì giá mua nguyên liệu rất rẻ.

Khi mua tre phế phẩm, nhà sản xuất yêu cầu chủ vựa phải cắt thành từng khúc theo quy các của họ định sẵn và róc sạch lớp vỏ bên ngoài, bỏ phần ruột. Những khúc tre được đem về xưởng sản xuất, cho vào máy chẻ nhỏ theo quy cách, làm cho tròn trịa rồi đánh bóng. Đũa được đánh bóng xong thì đến khâu quan trọng nhất: ngâm tẩm hóa chất để đũa không bị ẩm mốc và có màu trắng đẹp trong 1 thời gian dài.

Người làm đũa tre sẽ cho tất cả nguyên liệu vào hồ nước lớn ngâm 24 giờ để diệt khuẩn, trong hồ là nước pha với hóa chất clo hoặc nước oxy già hay các loại xút có nồng độ cao. Sau khi ngâm hóa chất diệt khuẩn, đũa nguyên liệu sẽ được vớt ra rồi đem xông khí lưu huỳnh trong 24 giờ để sấy khô và tạo độ trắng sáng. Xông lưu huỳnh xong thì nhà sản xuất chỉ việc cho đũa thành phẩm vào bao bì rồi đem bỏ mối ở các chợ.

“Hiện nay trên thị trường, đũa tre sử dụng 1 lần có giá từ 120 - 180 đồng/đôi tùy kích thước, trong đó nhà sản xuất lời 50%. Nếu mua với số lượng lớn thì nhà sản xuất sẽ giảm giá. Đối với tăm tre xỉa răng, quy trình sản xuất không khác phương pháp sản xuất đũa tre, nhưng sau khi ngâm hóa chất khử khuẩn và xông lưu huỳnh cho cây tăm trắng đẹp thì nhà sản xuất còn tẩm ướp thêm các hương liệu để tạo mùi chanh, mùi quế.

Trên thực tế các loại hương liệu tẩm vào cây tăm cũng là hóa chất, bán đầy ngoài các cửa hàng. Do tre là loại dễ hút nước nên trong quá trình ngâm tẩm, dung dịch hóa chất diệt khuẩn sẽ ngấm đầy vào đũa, đến lúc xông khí lưu huỳnh làm khô và trắng, loại khí độc hại này lại tiếp tục bám vào thân đũa”, Quốc cho biết.

Sử dụng đũa tre, tăm tre lâu ngày tác hại ra sao?

Theo Quốc, hiện nay thị trường đũa tre sử dụng 1 lầnđang hoạt động rất nhộn nhịp vì sự tiện lợi và nhu cầu của người tiêu dùng rất lớn. Tuy nhiên, do nhà sản xuất bắt buộc phải ngâm tẩm 2 sản phẩm này vào hóa chất nên người tiêu dùng khó bề đề phòng để đảm bảo an toàn sức khỏe. Nhưng trên thực tế vẫn có vài phương pháp để người tiêu dùng cảnh giác, như không sử dụng đũa tre, tăm tre có mùi lạ, đặc biệt là khi phát hiện mùi hóa chất xông ra nhiều từ các sản phẩm này.

Hầu hết đũa tre sử dụng 1 lần đều không có nhãn mác ghi rõ nơi sản xuất, chất lượng sản phẩm - Ảnh: Thanh Anh

“Theo chỗ tui biết thì lâu nay sản phẩm đũa trephần lớn chẳng có nhãn hiệu, địa chỉ sản xuất hay tiêu chuẩn an toàn nào và cũng… chẳng bị các cơ quan hữu trách kiểm tra, nên các nhà sản xuất sử dụng hóa chất vô tội vạ, chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng”, Quốc khuyến cáo.

Mộtgiáo viên dạy Hóa học ở Tiền Giang cho biếthóa chất clo mà nhà sản xuất thường dùng để ngâm đũa tre, tăm tre khử khuẩn chính là chất chlorine. Chlorine là hóa chất dùng để khử vi khuẩn trong nước thải, nước sinh hoạt, nước bể bơi, nhưng chỉ được dùng với liều lượng nhất định theo chỉ định của ngành y tế.

Ngoài ra hóa chất này còn được dùng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất giấy, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, dệt may, sơn, sản phẩm hóa dầu. Trên thực tế, clo vẫn được sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm, dược phẩm, nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của cơ quan chuyên môn.

Theo mộtnghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Boston (Mỹ) thì việc con người lạm dụng clo trong sinh hoạt hằng ngày sẽ dẫn đến tình trạng dễ sẩy thai ở phụ nữ, nếu sinh con thì tỷlệ trẻ bị dị tật bẩm sinh rất cao. Việc sử dụng nước và các sản phẩm có chứa chất clo còn gây ra nguy cơ sinh con bị bệnh tim mạch, hở hàm ếch hoặc bại não. Chất clo còn gây ra nhiều tác dụng không mong muốn đến sức khỏe nếu con người tiếp xúc quá nhiều với hóa chất này.

Riêng lưu huỳnh, từ lâu hóa chất này đã được các cơ quan y tế cảnh báo vì có ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, rất nguy hiểm với trẻ em và người cao tuổi. Theo các chuyên gia y tế và hóa chất, những hóa chất có gốc lưu huỳnh (như sulfure dioxide) có thể gây rối loạn tại chỗ đường tiêu hóa, rối loạn vi khuẩn đường ruột, gây loét niêm mạc đường tiêu hóa. Nếu sử dụng, tiếp xúc thường xuyên, độc chất này có thể ngấm vào máu và tích lũy ngày càng nhiều, dẫn tới việc con người bị rối loạn chức năng gan, thận, cơ quan tạo máu và là một trong những nguyên nhân gây bệnh mạn tính và ung thư.

“Đũa tre dùng 1 lần tiện lợi nhưng rất nguy hiểm, đặc biệt là khi tiếp xúc với thức ăn, đặc biệt là thức ăn nóng, thì hóa chất sẽ tự hòa vào thức ăn rồi đi vào cơ thể, tích tụ lâu ngày không đào thải được sẽ sinh ra các bệnh rất nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư. Nên tốt hơn hết là người tiêu dùng hãy sử dụng đũa ở nhà, còn tăm xỉa răng thì không nên xài loại có hương này, hương nọ, thơm thì có thơm nhưng rất độc hại.

Đặc biệt lưu ý, do trong cây tăm tẩm nhiều hóa chất có hại nên người tiêu dùng nên từ bỏ thói quen… ngậm tăm xỉa răng trong thời gian dài sau khi xỉa răng xong, vì đó được xem là hành động tự đầu độc cơ thể”, giáo viên môn Hóa khuyến cáo.

Thanh Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tử thần giấu mặt: Đũa tre sử dụng một lần