Theo Newsweek, tại một cuộc điều trần trước Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ ngày 9.3 (giờ Mỹ), Tướng Curtis Scaparrotti, chỉ huy quân Mỹ ở châu Âu kiêm Tổng tư lệnh tối cao NATO, nói: “Bộ binh Mỹ và đồng minh ở châu Âu sẽ bị Nga áp đảo. Nga vẫn có lợi thế về bộ binh, trong khi tôi không có toàn bộ số quân tôi cần ở châu Âu trong hôm nay, và chúng tôi phải tiếp tục đầu tư và lập thế phòng thủ cần thiết”.

Tướng Mỹ than lực lượng NATO mỏng trước hỏa lực của Nga

Trần Trí | 10/03/2018, 11:57

Theo Newsweek, tại một cuộc điều trần trước Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ ngày 9.3 (giờ Mỹ), Tướng Curtis Scaparrotti, chỉ huy quân Mỹ ở châu Âu kiêm Tổng tư lệnh tối cao NATO, nói: “Bộ binh Mỹ và đồng minh ở châu Âu sẽ bị Nga áp đảo. Nga vẫn có lợi thế về bộ binh, trong khi tôi không có toàn bộ số quân tôi cần ở châu Âu trong hôm nay, và chúng tôi phải tiếp tục đầu tư và lập thế phòng thủ cần thiết”.

Tướng Scaparrotti nói quân đội 29 quốc gia thành viên NATO đã phải tổ chức lại, để có thể đối phó một cuộc tấn công của Nga, từ sau báo cáo năm 2016 của tổ chức nghiên cứu chính sách toàn cầu Rand Corp (Mỹ) nêu rõ: quân đội Nga chỉ mất tối đa 60 giờ để có mặt ở thủ đô 3 nước thành viên NATO ở vùng biển Baltic (Estonia, Latvia, Litva) và trong vài cuộc tập trận ảo do tổ chức nghiên cứu hàng đầu này tiến hành, thì Nga chỉ mất một ngày rưỡi cho hoạt động xâm chiếm này.

Dù không đồng ý với một báo cáo mới đây của Rand Corp, Tướng Scaparrotti đồng ý với nhận định năm 2016 của đương kim Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng H.R. McMaster: quân Mỹ thua đối thủ Đông Âu là chắc chắn, vì quân đội Nga đã “cải thiện, hiện đại hóa các khả năng, trở thành một lượng rất cơ động, có thể triển khai hoạt động rộng lớn trong một cuộc chiến tranh hiện đại”.

Tại cuộc điều trần, Tướng Scaparrotti và các nghị sĩ Mỹ cũng bàn việc Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giới thiệu Quỷ Satan (tên chính thức của Nga là RS-Samat), một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng có thể gắn đầu đạn hạt nhân, cùng nhiều vũ khí khác mà ông Putin nói là “số vũ khí bất khả chiến bại” ngay cả trước hệ thống phòng thủ hiện đại của Mỹ.

Tướng Scarparotti giải trình trước Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ - Ảnh : Getty Images

Trước đó, báo cáo củaRand Corpnói NATO có khoảng 32.000 quân ở vùng biển Baltic, so với 78.000 quân Nga. NATO cũng chỉ có 129 xe tăng trong khi Nga có 757 chiếc, mà vùng đồng bằng rộng lớn Đông Âu là một “bãi săn” lý tưởng.

Báo cáo giải thích “Nga đã giữ lại một cơ số lớn quân, chú trọng tính cơ động và hỏa lực, huấn luyện hoạt động chiến đấu phối hợp nhiều vũ khí ở cấp độ lớn. Nga cũng đã cải thiện mạng lưới hậu cần, cho phép Nga vận chuyển số lượng quân lớn trong lãnh thổ, như đã thể hiện ở những cuộc tập trận lớn gần đây”.

Và từ việc Quân khu Tây Nga là căn cứ của không quân và bộ binh đặc nhiệm Nga, nếu có chiến tranh thì 3 nước vùng biển Baltic không có nhiều cơ may chịu nổi một cuộc tấn công tổng lực của Nga, bất kể có sự hỗ trợ của các lực lượng NATO.

Báo cáo kết luận: hỏa lực Nga và lợi thế sân nhà cho phép Nga sẽ dễ dàng chiếm giữ vùng Baltic thần tốc, trước khi Mỹ và đồng minh có cơ hội phản công, và cho đến lúc đó thì cuộc chiến đã có người thắng mà chắc chắn không phải là NATO.

Theo một số báo cáo năm 2017, NATO có thể thua trận trước Nga. Một tài liệu lưu hành nội bộ hồi tháng 6 và bị tuồn ra ngoài hồi tháng 11.2017, đã mô tả cơ cấu chỉ huy của NATO “bị suy yếu rõ rệt” từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, đến mức khối liên minh quân sự này sẽ “nhanh chóng thất trận” trong một cuộc chiến tranh tổng lực với Nga.

Một báo cáo chính thức khác của NATO được tìm thấy hồi tháng 10.2017, cũng ghi nhận NATO đã chuyển sự chú ý từ phương Tây qua phương Đông, đến độ một báo cáo khác hồi tháng 11 nhấn mạnh cần phải ủng hộ NATO áp sát Trung Quốc và các nước khác.

Quân NATO đã chuyển sự chú ý khỏi những chiến trường mãnh liệt sử dụng nhiều loại vũ khí, để quay qua các hoạt động chống nổi dậy ở những vùng xa như Afghanistan, Iraq và Mali.

Tính từ sau cuộc xâm lược Iraq năm 2003 (kéo dài chưa quá 6 tuần), các cường quốc NATO như Mỹ, Anh đã không tham gia một cuộc chiến tranh quyước nào.

Bảo Vĩnh (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tướng Mỹ than lực lượng NATO mỏng trước hỏa lực của Nga