Thang thoát hiểm 11 nhà ga quá chật hẹp, lối thoát hiểm nằm giữa dải phân cách, nhà ga xây dựng quá sát cây xăng cùng các vấn đề khác có thể gây mất an toàn khi vận hành đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa đảm bảo phòng cháy, Bộ GTVT nói gì?

P.V | 24/01/2021, 19:05

Thang thoát hiểm 11 nhà ga quá chật hẹp, lối thoát hiểm nằm giữa dải phân cách, nhà ga xây dựng quá sát cây xăng cùng các vấn đề khác có thể gây mất an toàn khi vận hành đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Trong văn bản gửi Bộ Công an, Bộ GTVT kiến nghị Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC & CHCN) tiếp tục hỗ trợ nghiệm thu PCCC dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông trong thời gian tới để bàn giao, đưa dự án vào vận hành trong quý 1/2021.

Hôm 5.1, Cục Cảnh sát PCCC & CHCN, Công an TP.Hà Nội và các quận tiến hành kiểm tra dự án, đã nêu một số tồn tại của dự án. 

Trước khuyến nghị về vấn đề hồ sơ năng lực pháp nhân theo quy định của tư vấn giám sát, Bộ GTVT lý giải: Đơn vị tư vấn giám sát đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là Công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh, được phê duyệt trúng thầu và ký hợp đồng tháng 3.2010, thời điểm Nghị định 79/2014 chưa bàn hành, nên chưa đáp ứng được yêu cầu điều kiện về chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát PCCC.

Trong quá trình thực hiện, Ban quản lý dự án đường sắt (QLDA) không hướng dẫn nhà thầu tư vấn giám sát dự án hoàn thành các thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ GTVT cũng đánh giá đây là nhà thầu tư vấn giám sát nước ngoài có kinh nghiệm trong giám sát các dự án đường sắt đô thị tại Trung Quốc, trong đó có giám sát thi công, lắp đặt hệ thống thiết bị chuyên ngành PCCC.

Sau khi trúng thầu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh không lập văn phòng, chi nhánh tại Việt Nam để thực hiện dự án mà chỉ huy động chuyên gia theo yêu cầu thi công dự án. Bộ GTVT khẳng định các nhân sự này đều có bằng cấp chuyên môn phù hợp và có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát do phía Trung Quốc cấp, nhưng đơn vị tư vấn giám sát này không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát PCCC tại Việt Nam.

Để tháo gỡ vướng mắc, Bộ GTVT đề nghị Cục Cảnh sát PCCC & CNCH xem xét, chấp thuận chứng chỉ tư vấn giám sát PCCC mà Công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh đã được cấp tại Trung Quốc.

Cục Cảnh sát PCCC & CHCN cũng khuyến cáo khoảng cách lối lên xuống của các nhà ga, tường ngăn phía tiếp giáp với công trình xung quanh và 2 cây xăng dầu số 40, 45 tại vị trí nhà ga Văn Khê và La Khê không đảm bảo khoảng cách an toàn về PCCC.

duong-sat-cat-linh-ha-dong-van-chua-dam-bao-phong-chay.jpg
Nhiều nhà ga trên tuyến Cát Linh - Hà Đông gần nhà dân, chưa đảm bảo quy định về PCCC

Với lo ngại về 11 nhà ga trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được xây dựng quá gần nhà dân, thang thoát hiểm các nhà ga quá chật hẹp, cửa thang thoát hiểm nằm trên dải phân cách các trục đường bộ, Bộ GTVT cho biết có những nhà ga nằm cách nhà dân 2 bên đường chưa đến 6m, nhưng đây là công trình phụ trợ, sử dụng vật liệu không dẫn cháy, nên cần rà lại các quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC để xem xét.

Trường hợp rà soát lại hiện trường mà các nhà ga không bảo đảm an toàn PCCC, Bộ GTVT giao Ban Quản lý dự án đường sắt phối hợp với Bộ Xây dựng, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH... bổ sung phương án tường ngăn cháy để bảo đảm an toàn vận hành.

Với các nhà ga Văn Khê, La Khê xây dựng quá gần các cây xăng, Bộ GTVT kiến nghị UBND TP.Hà Nội thông báo tạm dừng hoạt động, di dời các cây xăng trước khi đưa vào vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Ngày 7.1, Bộ GTVT đã tổ chức cuộc họp với đại diện Bộ Công an, Xây dựng, UBND TP.Hà Nội để thống nhất phương án giải quyết, nhưng phải có lộ trình phù hợp. Bộ GTVT cũng đang giao Ban QLDA triển khai các công việc tiếp theo. 

Tổng vốn đầu tư đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sau điều chỉnh khoảng 868 triệu USD, sử dụng nguồn vay ODA Trung Quốc, với điều kiện vay ràng buộc phải sử dụng nhà thầu, thiết bị xuất xứ Trung Quốc trong xây dựng dự án.

Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa đảm bảo phòng cháy, Bộ GTVT nói gì?