Theo thống kê của Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, tháng trước, tỷ lệ đơn hàng rút khỏi Việt Nam khoảng 20%. Hiện, tỷ lệ này đã tăng lên 40-50%.

Tỷ lệ đơn hàng rút khỏi Việt Nam tăng lên 50%

Tuyết Nhung | 24/09/2021, 19:23

Theo thống kê của Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, tháng trước, tỷ lệ đơn hàng rút khỏi Việt Nam khoảng 20%. Hiện, tỷ lệ này đã tăng lên 40-50%.

Chia sẻ về giải pháp giúp doanh nghiệp trong ngành phục hồi sản xuất, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam cho biết, hiện các doanh nghiệp rất cần trợ giúp, tư vấn về trang bị y tế tại chỗ, trang bị kiến thức, điều kiện cơ sở vật chất, thuốc men chữa bệnh... Do đó, ngoài tiêm vắc xin, bà cho rằng cần có giải pháp để doanh nghiệp có thể chủ động phòng chống dịch.

unnamed.jpg
Trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam đạt 13,78 tỉ USD - Ảnh: Internet

"Doanh nghiệp có cơ sở, phòng cách ly thế nào để đạt chuẩn, 300 lao động thì bộ phận y tế phải bao nhiêu người, khu cách ly thế nào, sử dụng thuốc ra sao..., rất cần ngành y tế vào hỗ trợ. Việc này vừa giúp doanh nghiệp tự chủ phòng chống dịch, không thụ động, vừa giảm gánh nặng cho nhà nước, địa phương trong quản lý người lao động...", bà Xuân nói.

Mới đây, bà Xuân tiết lộ có 7 doanh nghiệp dệt may tại Tiền Giang với 13.300 công nhân đã đề nghị được Thủ tướng quan tâm, hỗ trợ vắc xin COVID-19 để trở lại sản xuất trước khi bị mất đơn hàng. Dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực, kéo dài 4 tháng qua khiến doanh nghiệp kiệt quệ, đối diện nguy cơ phá sản.

Theo bà Xuân, doanh nghiệp sẽ không thể mở cửa sản xuất trở lại được ngay với công suất sản xuất cao. Bởi ngoài thiếu hụt lao động, hiện các đơn hàng đã rút đi rất nhiều.

Thống kê của Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam 1 tháng trước, tỷ lệ đơn hàng rút khỏi Việt Nam khoảng 20%. Hiện tỷ lệ này đã tăng lên 40-50%. Đơn hàng của ngành da giày từ lúc đàm phán đến lúc ký kết khoảng 6 tháng.

"Như vậy, ít nhất 6 tháng nữa, các đơn hàng này mới có thể quay trở lại. Nhiều nhãn hàng nổi tiếng đã rời khỏi Việt Nam để sang Trung Quốc, Indonesia… và đây là câu chuyện thực tế", bà Xuân cho hay.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam đạt 13,78 tỉ USD, tăng 8,3%. Trong đó, xuất khẩu giày dép đạt 11,8 tỉ USD, tăng 11.5%; xuất khẩu túi xách đạt 1,97 tỉ USD, giảm 7.5% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chiếm 79,8%, trong đó giầy dép chiếm 81,2% và túi xách 71,6%.

Bài liên quan
Bắc Giang: "Đón một công nhân cũng phải lên kế hoạch như đưa đón hàng nghìn công nhân"
Không để công nhân, người lao động tự ý di chuyển phương tiện cá nhân đến DN làm việc; đón 1 công nhân cũng phải có kế hoạch đưa đón như với hàng nghìn công nhân.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tỷ lệ đơn hàng rút khỏi Việt Nam tăng lên 50%