Tính đến tháng 6.2020, Việt Nam xếp thứ 10 toàn cầu trong chuyển đổi sử dụng IPv6 với tỷ lệ ứng dụng IPv6 trên mạng Internet Việt Nam đạt 44% (trung bình toàn cầu là 22%).

Tỷ lệ ứng dụng IPv6 trên mạng Internet Việt Nam đạt 44%

30/07/2020, 15:17

Tính đến tháng 6.2020, Việt Nam xếp thứ 10 toàn cầu trong chuyển đổi sử dụng IPv6 với tỷ lệ ứng dụng IPv6 trên mạng Internet Việt Nam đạt 44% (trung bình toàn cầu là 22%).

Các cán bộ tham gia chương trình đào tạo, phương án xây dựng chuyển đổi IPv6 - Ảnh: VNNIC

Theo thông tin từ Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Việt Nam đã thực hiện tốt Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 (giai đoạn 2011 - 2019), đảm bảo mạng Internet Việt Nam hoạt động ổn định trên nền IPv6, sẵn sàng phục vụ cho phát triển chính phủ điện tử và chuyển đổi số quốc gia.

Tính đến tháng 6.2020, Việt Nam xếp thứ 10 toàn cầu trong chuyển đổi sử dụng IPv6 với tỷ lệ ứng dụng IPv6 trên mạng Internet Việt Nam đạt 44% (trung bình toàn cầu là 22%) với hơn 36 triệu người sử dụng IPv6 (25 triệu thuê bao di động 3G/4G, 11 thuê bao FTTH hoạt động tốt với IPv6).

Được biết, địa chỉ IPv6 là địa chỉ Internet thế hệ thứ 6 (Internet Protocol Version 6) được thiết kế với các tính năng mới để đáp ứng cho nhu cầu phát triển Internet, thay thế địa chỉ IPv4 đã cạn kiệt. Triển khai IPv6 nhằm giải quyết vấn đề công nghệ; đảm bảo cho phát triển Internet với dịch vụ mới như Internet vạn vật (IoT), thành phố thông minh (Smart City) cũng như sự phát triển của dịch vụ 4G, 5G…

Theo đánh giá của VNNIC, Việt Nam đã đi sớm hơn so với nhiều quốc gia về hỗ trợ, thúc đẩy IPv6 trong khối cơ quan Nhà nước khi khai trương Chương trình IPv6 For Gov từ tháng 5.2019, đặt mục tiêu thực hiện quyết liệt, tập trung công tác chuyển đổi IPv6 trong khối cơ quan Nhà nước trong giai đoạn 2020 – 2025.

Hiện VNNIC đã xây dựng và khai trương Chương trình Hỗ trợ triển khai IPv6 cho cơ quan Nhà nước (IPv6 For Gov) giai đoạn 2020 - 2025. Chương trình lấy khối cơ quan Nhà nước là trọng tâm, 100% các cơ quan Nhà nước chuyển đổi hoàn toàn hệ thống CNTT, Internet sang IPv6 vào năm 2025, đào tạo mới 500 lượt chuyên gia IPv6.

Để chuyển đổi thành công IPv6, đảm bảo các hoạt động mạng lưới, dịch vụ đáp ứng được yêu cầu công nghệ hiện đại, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, VNNIC khuyến nghị các cơ quan Nhà nước cần quan tâm, triển khai nhiều nội dung, trong đó, trong năm 2020, các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố cần sớm ban hành Kế hoạch chuyển đổi IPv6 giai đoạn 2020-2025, theo sát lộ trình chuyển đổi IPv6 với 3 Giai đoạn – 10 bước; triển khai chuyển đổi IPv6 song hành với quy hoạch hiện đại hóa hạ tầng mạng lưới, dịch vụ của tỉnh theo mô hình tham chiếu về kết nối mạng Bộ, ngành, địa phương (theo các văn bản hướng dẫn của Bộ TT-TT).

Đặc biệt, các cơ quan Nhà nước cần ưu tiên chuyển đổi IPv6 cho Cổng thông tin điện tử; Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để đáp ứng yêu cầu kết nối của người dân; tiếp đến là các hệ thống, mạng lưới, dịch vụ khác (Hệ thống E-Mail, WiFi, Mạng LAN văn phòng, Mạng WAN…). Tăng cường đảm bảo ATTT, nâng cao chất lượng dịch vụ; bố trí nguồn lực (nhân sự, kinh phí, tài nguyên IPv6…) phù hợp để chuyển đổi IPv6 theo kế hoạch đã ban hành, thực hiện và hoàn tất trong giai đoạn 2020-2025…

Thu Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tỷ lệ ứng dụng IPv6 trên mạng Internet Việt Nam đạt 44%