Chất lượng bữa ăn bán trú học đường đang là một trong những vấn đề nhận được nhiều quan tâm từ cộng đồng. Đầu tư bếp ăn bán trú đúng cách là một trong những điều kiện tiên quyết để mang đến những bữa ăn bán trú học đường đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh.

Ứng dụng bếp ăn mẫu chuẩn Nhật trong công tác bán trú

Bài PR theo HĐQC | 12/12/2018, 17:02

Chất lượng bữa ăn bán trú học đường đang là một trong những vấn đề nhận được nhiều quan tâm từ cộng đồng. Đầu tư bếp ăn bán trú đúng cách là một trong những điều kiện tiên quyết để mang đến những bữa ăn bán trú học đường đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh.

Tuy vậy, nhiều trường tiểu học bán trú tại Việt Nam vẫn chưa trang bị bếp ăn đạt chuẩn.'

Trước tình trạng này, Dự án Bữa ăn học đường do Công ty Ajinomoto Việt Nam khởi xướng đã xây dựng thành công mô hình bếp ăn mẫu chuẩn Nhật đầu tiên ở Việt Nam tại trường Tiểu học Trưng Trắc – TP. HCM vào năm 2014. Kể từ khi chính thức vận hành năm 2014, bếp ăn mẫu tại trường Tiểu học Trưng Trắc đã phục vụ cho công tác tham quan và học tập của hàng ngàn đơn vị trên cả nước.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường tại khu vực phía Bắc tham quan và học tập, mô hình bếp ăn chuẩn thứ đầu tiên tại khu vực phía bắc đã được Dự án tiếp tục xây dựng tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, TP. Lạng Sơn. Bếp ăn mẫu được xây dựng với tổng vốn đầu tư gần 2,3 tỉ đồng, do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tài trợ chính thông qua chương trình viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ Nhật Bản.

Ngoài việc đóng góp kinh phí xây dựng bếp ăn, công ty Ajinomoto Việt Nam cũng hỗ trợ tư vấn về mô hình, tập huấn các quy trình vận hành chuẩn trong căn bếp nhằm giúp nhà trường phát huy tối đa những lợi ích ưu việt mà căn bếp đem lại, nhất là trong việc áp dụng những bộ thực đơn theo phần mềm Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng.

Ông Lê Xuân Trường - Đại diện Sở Giáo dục và Đào tỉnh Lạng Sơn hướng dẫn đại biểu tham quan mô hình bếp ăn bán trú

Được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn Nhật Bản, bếp ăn tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm: áp dụng quy tắc một chiều từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu chế biến thành phẩm và vệ sinh sau bữa ăn, với hướng dẫn rõ ràng ở mỗi công đoạn; thiết kế bếp phân chia theo từng khu vực riêng biệt như khu tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, vệ sinh… với quy định trang phục khác nhau ở từng khu và dụng cụ làm việc được đánh dấu theo màu sắc, giúp toàn bộ qui trình nấu ăn được quản lý chặt chẽ, đảm bảo ngăn ngừa nhiễm chéo giữa các công đoạn; xây dựng tách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác.

Bếp ăn tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ hỗ trợ nhà trường thực hiện tốt công tác bán trú cũng như áp dựng những nội dung của Dự án.

Bên cạnh đó, bếp được trang bị các dụng cụ cần thiết và hiện đại như hệ thống bếp “niêu tay quay” và nồi hầm với công suất gấp 2 - 3 lần bếp ăn thông thường, hệ thống vòi nước di động cấp nước nhanh đến từng khu vực, xe đẩy trung chuyển,… giúp giảm thiểu nhiều thao tác nặng trong công việc cũng như tiết kiệm thời gian cho nhân viên cấp dưỡng trong quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm.

Căn bếp tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ đã được khánh thành từ tháng 5.2018 và phục vụ bữa trưa bán trú cho gần 1.500 em học sinh trường Hoàng Văn Thụ từ năm học 2018-2019. Song song với việc hỗ trợ nhà trường trong công tác bán trú, bếp ăn cũng đang là điểm tham quan học tập của các trường tại khu vực phía Bắc, với sự phối hợp tổ chức từ Công ty Ajinomoto Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Lạng Sơn.

Vừa qua, mô hình bếp mẫu này tiếp tục chào đón đoàn tham quan gồm những cán bộ từ Sở GDĐT tỉnh Lạng Sơn, Cục An toàn thực phẩm, Phòng nghiệp vụ Sở Y tế và Trung tâm phòng chống bệnh tật tỉnh Lạng Sơn cùng ban giám hiệu và đại diện phụ huynh học sinh các trường tiểu học tại thành phố Lạng Sơn. Tận mắt quan sát và tìm hiểu quy trình vận hành của căn bếp một chiều theo tiêu chuẩn Nhật Bản, các đại biểu đã tiếp thu kinh nghiệm về mô hình để áp dụng cho thực tế của đơn vị.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, ông Keiji Kaneko – Tổng giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam và các đại biểu tại Lễ khánh thành bếp ăn.

Ngoài ra, các đại biểu cùng ban giám hiệu trường tiểu học Hoàng Văn Thụ cũng thảo luận về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng học đường và công tác quản lý bếp ăn bán trú; trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm áp dụng phần mềm Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng trong công tác chuẩn bị thực đơn cũng như bộ áp phích Ba phút thay đổi nhận thức trong giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho các em học sinh.

Thông tin Dự án Bữa ăn học đường:

Được Công ty Ajinomoto Việt Nam đã khởi xướng và phát triển từ năm 2012, Dự án nhận được sự tư vấn và hỗ trợ sâu sắc về chuyên môn từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế và sự phối hợp chặt chẽ từ Bộ GDĐT trong công tác triển khai đến các trường tiểu học bán trú trên toàn quốc. Tính đến tháng 9 năm 2018, Dự án đã được triển khai đến 2.923 trường tiểu học bán trú tại 44 tỉnh thành toàn quốc thông qua việc áp dụng phần mềm Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng và bộ áp phích Ba phút thay đổi nhận thức.

D.T

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng dụng bếp ăn mẫu chuẩn Nhật trong công tác bán trú