Trung tướng Chance Saltzman - người được Tổng thống Joe Biden đề cử giữ chức tư lệnh Lực lượng Vũ trụ Mỹ (USSF) - đề xuất thiết lập mạng lưới vệ tinh phân tán rộng rãi để kẻ thù không thể hạ gục các hệ thống liên lạc quan trọng chỉ trong một đòn tấn công.

Ứng viên tư lệnh Lực lượng Vũ trụ Mỹ hiến kế ‘dàn trận’ vệ tinh

Cẩm Bình | 16/09/2022, 11:24

Trung tướng Chance Saltzman - người được Tổng thống Joe Biden đề cử giữ chức tư lệnh Lực lượng Vũ trụ Mỹ (USSF) - đề xuất thiết lập mạng lưới vệ tinh phân tán rộng rãi để kẻ thù không thể hạ gục các hệ thống liên lạc quan trọng chỉ trong một đòn tấn công.

_20210927_on_could-starlink-be-the-new-gps.jpg

Điều trần trước Quốc hội Mỹ tuần qua, trung tướng Saltzman lưu ý Nga và Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào năng lực phá hủy khả năng tác chiến không gian của Mỹ. Minh chứng tiêu biểu cho lập luận này là vụ thử tên lửa diệt vệ tinh bay thẳng do Nga thực hiện vào tháng 11.2021.

Tên lửa Nga thử nghiệm phá hủy vệ tinh trinh sát Kosmos 1408 Liên Xô phóng lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp năm 1982, làm dấy lên lo ngại Moscow có thể nhắm đến hệ thống vệ tinh GPS Mỹ thiết lập nếu xung đột quân sự nổ ra.

GPS đóng vai trò rất quan trọng trong dẫn đường và phối hợp tác chiến của khí tài Mỹ. Một khi hệ thống bị hạ gục thì máy bay, tàu chiến, xe tăng không thể liên lạc với nhau, ưu thế quân sự trước hai đối thủ Nga, Trung sẽ giảm đi đáng kể.

Vụ thử tên lửa phá hủy Kosmos 1408 tạo ra hơn 1.6000 mảnh vụn, đe dọa đến phi hành đoàn Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS). Trên không gian, mảnh vụn nhỏ cũng đủ sức khoét một lỗ và làm hỏng vệ tinh đắt tiền.

Vào năm 2007, Trung Quốc cũng tiến hành thử tên lửa diệt vệ tinh. Năm ngoái, chỉ huy USSF Stephen Whiting báo cáo Mỹ vẫn đang phải theo dõi 3.000 mảnh vụn tạo ra bởi vụ thử này.

Theo tướng Saltzman, trong tương lai Mỹ cần thiết lập mạng lưới vệ tinh phân tán để gây khó cho kẻ thù: “Vệ tinh lớn đơn lẻ dễ bị tấn công hơn nhiều so với nhóm vệ tinh số lượng lớn phân tán. Chúng ta phải bảo vệ khả năng không gian đang giúp chúng ta định vị, liên lạc, cảnh báo tên lửa tấn công”.

Trong phiên điều trần, Ủy ban Quân vụ thuộc Thượng viện Mỹ cũng bày tỏ lo ngại trước xu hướng tiến hóa của chiến tranh. Lâu nay thiết lập ưu thế trên không lẫn trên biển là mục tiêu then chốt, nhưng sắp tới vũ trụ mới là mặt trận ưu tiên hàng đầu.

“Một thập kỷ qua, Mỹ không còn giữ vị thế thống trị trên mặt trận vũ trụ nữa mà đã có đối thủ cạnh tranh. Đa số không nhận ra điều này”, theo Thượng nghị sĩ James Inhofe.

Quân đội Mỹ đã có vài chuẩn bị cho tình huống mất đi GPS. Môn định vị thiên văn (định vị dựa trên quan sát vị trí các thiên thể) bị loại khỏi chương trình giảng dạy của Học viện Hải quân Mỹ năm 2006, đã được đưa vào trở lại từ năm 2015.

Tháng 4 vừa qua, Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cam kết chấm dứt thử tên lửa diệt vệ tinh. Chính quyền Tổng thống Biden dự kiến đưa ra nghị quyết ban hành lệnh cấm trên quy mô quốc tế lên Đại hội hồng Liên Hợp Quốc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
2 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng viên tư lệnh Lực lượng Vũ trụ Mỹ hiến kế ‘dàn trận’ vệ tinh