Các nhiệm vụ KH-CN thuộc Chương trình phải có tính cấp thiết, phù hợp với mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình.

Ưu tiên nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao năng suất chất lượng

Thu Anh | 06/09/2021, 19:09

Các nhiệm vụ KH-CN thuộc Chương trình phải có tính cấp thiết, phù hợp với mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình.

Bộ KH-CN đang dự thảo Thông tư Quy định quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030.

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan Nhà nước; tổ chức, cá nhân quản lý, thực hiện và tham gia thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan.

Theo đó, đối với nội dung phân loại nhiệm vụ KH-CN thuộc Chương trình, Bộ KH-CN nêu rõ nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia do Bộ KH-CN quản lý, bao gồm các nhiệm vụ đáp ứng tiêu chí của nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27.1.2014 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật KH-CN.

Trong đó, ưu tiên các nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng; phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đánh giá sự phù hợp. Áp dụng thí điểm, xây dựng mô hình điểm về năng suất chất lượng; đào tạo năng suất chất lượng và các nhiệm vụ khác có tính đặc thù, phức tạp trong lĩnh vực năng suất chất lượng.

uu-tien-cac-nhiem-vu-nghien-cuu-de-xuat-giai-phap-nang-cao-nang-suat-chat-luong.jpg
Các nhiệm vụ KH-CN thuộc Chương trình phải có tính cấp thiết - Ảnh: Internet

Nhiệm vụ KH-CN cấp Bộ do Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý, bao gồm các nhiệm vụ đáp ứng tiêu chí của nhiệm vụ KH-CN cấp bộ quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP. Trong đó, ưu tiên các nhiệm vụ về nâng cao nhận thức, tập huấn, đào tạo về năng suất chất lượng; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực của ngành áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng.

Nhiệm vụ KH-CN cấp tỉnh do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, bao gồm các nhiệm vụ đáp ứng tiêu chí của nhiệm vụ KH-CN cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP. Ưu tiên các nhiệm vụ về nâng cao nhận thức, tập huấn, đào tạo về năng suất chất lượng, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực của địa phương áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng.

Theo dự thảo của Bộ KH-CN, các nhiệm vụ KH-CN thuộc Chương trình phải có tính cấp thiết, phù hợp với mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình. Kết quả, sản phẩm được áp dụng thực tiễn hoặc giải quyết các vấn đề về lý luận, khoa học trong lĩnh vực năng suất và chất lượng, có tác động tới thúc đẩy năng suất doanh nghiệp, ngành, địa phương và quốc gia.

Có tính bền vững và có khả năng duy trì, nhân rộng kết quả sau khi kết thúc. Thời gian thực hiện nhiệm vụ KH-CN thuộc Chương trình tối đa là 36 tháng.

Bài liên quan
Thúc đẩy tăng năng suất lao động trên cơ sở đổi mới công nghệ
Mục tiêu của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, có giá trị gia tăng cao…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ưu tiên nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao năng suất chất lượng