Mục tiêu của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, có giá trị gia tăng cao…

Thúc đẩy tăng năng suất lao động trên cơ sở đổi mới công nghệ

Thu Anh | 26/01/2021, 18:49

Mục tiêu của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, có giá trị gia tăng cao…

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 118/QĐ-TTg ngày 25.1.2021 ban hành Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 (Chương trình).

Mục tiêu của Chương trình nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, có giá trị gia tăng cao; thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo nhân lực KH-CN phục vụ chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2025, số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm. 100% các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm trực tiếp tham gia Chương trình hình thành các tổ chức nghiên cứu và phát triển; có từ 3 - 5 ngành sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm làm chủ hoặc tạo ra được công nghệ tiên tiến trong chuỗi giá trị để sản xuất ra các sản phẩm, có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Thúc đẩy tăng năng suất lao động trên cơ sở đổi mới công nghệ, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, sử dụng công nghệ cao; các doanh nghiệp trực tiếp tham gia Chương trình có năng suất lao động cao hơn ít nhất 1,5 lần năng suất lao động khi chưa đổi mới công nghệ.

Khoảng 5.000 kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp được tập huấn, đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới ở 10 lĩnh vực chủ lực, trọng điểm thông qua hình thức tại chỗ và trực tuyến…

thuc-day-tang-nang-suat-lao-dong-tren-co-so-doi-moi-cong-nghe.jpg
Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 có hiệu lực từ ngày 25.1.2021 - Ảnh: Internet

Theo Chương trình, đến năm 2030, số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 20%/năm. 100% các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm hình thành tổ chức nghiên cứu và phát triển; có từ 8 - 10 ngành sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm làm chủ hoặc tạo ra được công nghệ tiên tiến trong chuỗi giá trị để sản xuất ra các sản phẩm, có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Các doanh nghiệp trực tiếp tham gia Chương trình có năng suất lao động cao hơn ít nhất 2 lần năng suất lao động khi chưa đổi mới công nghệ.

Khoảng 10.000 kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp được tập huấn, đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới ở 15 lĩnh vực chủ lực, trọng điểm thông qua hình thức tại chỗ và trực tuyến…

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, Chương trình cũng nêu rõ 7 nhiệm vụ và giải pháp cần thực hiện, gồm Hoàn thiện thể chế pháp lý thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ; Xây dựng, triển khai lộ trình nâng cao năng lực công nghệ quốc gia; Nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị và có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Bên cạnh đó là các nhiệm vụ về Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ; Đẩy mạnh hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; Tăng cường nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Bài liên quan
Vai trò quan trọng của công nghệ số, chuyển đổi số trong thời đại mới
Nếu ứng dụng CNTT là sử dụng công nghệ số để chuyển đổi số, để thay đổi mô hình vận hành thì CNTT thực sự là một cuộc cách mạng giúp nhân loại di chuyển từ thế giới thực vào thế giới số.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thúc đẩy tăng năng suất lao động trên cơ sở đổi mới công nghệ