Chiều 21.1 (giờ Việt Nam), Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) của Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) qua đó mở đường cho hiệp định này được trình lên Nghị viện châu Âu (EPP) bỏ phiếu phê chuẩn cuối cùng.

Ủy ban Thương mại Quốc tế EU thông qua EVFTA

Hà Ngọc Bách | 21/01/2020, 18:20

Chiều 21.1 (giờ Việt Nam), Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) của Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) qua đó mở đường cho hiệp định này được trình lên Nghị viện châu Âu (EPP) bỏ phiếu phê chuẩn cuối cùng.

Theo Reuters, INTA đã tổ chức một phiên họp ngày 21.1 tại Bruxelles, Bỉ để bỏ phiếu khuyến nghị phê chuẩn EVFTA với Việt Nam. INTA đã thông qua EVFTA với Việt Nam với tỉ lệ phiếu 29thuận,6 phiếu chống và còn lại một số ít là phiếu trắng.

Việc INTA thông qua EVFTA mở đường cho một cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện châu Âu vào ngày 10.2 tới. Sau đó, hiệp định này sẽ có thể có hiệu lực trên cơ sở tạm thời.

EVFTA được kỳ vọng là cú hích lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Đây là thỏa thuận kinh tế toàn diện đầy đủ đầu tiên giữa EU và một nước đang phát triển, thể hiện một dấu hiệu cho thấy châu Âu rất khao khát một chính sách thương mại mở rộng hơn với thế giới.

Theo thỏa thuận, Việt Nam sẽ giảm 65% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ EU ngay khi EVFTA có hiệu lực. Phần còn lại sẽ được xóa trong giai đoạn 10 năm. Ngược lại, EU sẽ giảm hơn 70% thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Phần còn lại sẽ được xóa thuế trong 7 năm tiếp theo.

Hiệp định thương mại tự do này cuối cùng sẽ loại bỏ 99% tất cả các mức thuế, dù Việt Nam sẽ có thời gian chuyển tiếp lên tới 10 năm đối với một số mặt hàng nhập khẩu, chẳng hạn như ô tô.

Việt Nam sẽ phải tham gia thêm 3 công ước của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) liên quan đến quyền của người lao động để EU có thể thông qua được EVFTA.

Nhà lập pháp Bỉ Geert Bourgeois, cho biết cuộc bỏ phiếu của INTA là một tín hiệu tích cực cho khu vực ASEAN và phần còn lại của thế giới trong thời kỳ căng thẳng thương mại gia tăng.

"Ưu đãi này thực sự là một tình huống đôi bên cùng có lợi. Nói một cách tuyệt đối, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam sang EU sẽ tăng thêm 15 tỉ euro trong khi xuất khẩu của EU sang Việt Nam tăng thêm 8,3 tỷ euro vào năm 2035", ông Bourgeois nói trong một tuyên bố.

Theo cam kết, Việt Nam sẽ mở cửa nhiều thị trường dịch vụ hơn cho các nhà đầu tư EU, gồm thị trường bưu chính, ngân hàng và vận chuyển và mua sắm công, sắp xếp một số tiêu chuẩn và bảo vệ thực phẩm và đồ uống của EU, như rượu sâm banh Pháp hoặc phô mai feta Hy Lạp, khỏi hàng nhái tại Việt Nam.

Trà Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột và các sản phẩm khác của Việt Nam sẽ được bảo vệ ở châu Âu. EU cũng sẽ cho phép hạn ngạch gạo Việt Nam, ngô, tỏi, nấm và đường.

Việt Nam hiện áp dụng mức thuế lên tới 78% đối với ô tô EU, 50% đối với rượu vang và 35% đối với máy móc. Nhiều hàng hóa Việt Nam được hưởng lợi từ việc miễn thuế nhập khẩu vào thị trường EU theo chương trình dành cho các nước đang phát triển nghèo hơn. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ được loại bỏ trong hai năm khi Việt Nam ngày càng giàu hơn. Thỏa thuận thương mại cũng sẽ cắt giảm thuế đối với nhiều sản phẩm hơn trong tương lai.

Thiên Hà (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần chính sách ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp tái thiết sau bão
Một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc hồi phục kinh tế sau bão là hỗ trợ tài chính, miễn giảm thuế, khoanh nợ, giãn nợ… cho các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi bão.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ủy ban Thương mại Quốc tế EU thông qua EVFTA