Theo tạp chí Analytical Chemistry, các nhà hóa học vừa đạt được thành tựu hữu ích giúp các nhân viên bảo tàng phân biệt được những mẫu vải lụa Ba Tư cổ với những mẫu giả cổ được tạo ra trong thời đại chúng ta. Bí quyết là ở trong cấu trúc của một số axit amin trong tơ tằm.

Vạch trần mánh khóe làm lụa Ba Tư cổ giả

15/10/2017, 07:14

Theo tạp chí Analytical Chemistry, các nhà hóa học vừa đạt được thành tựu hữu ích giúp các nhân viên bảo tàng phân biệt được những mẫu vải lụa Ba Tư cổ với những mẫu giả cổ được tạo ra trong thời đại chúng ta. Bí quyết là ở trong cấu trúc của một số axit amin trong tơ tằm.

Vải lụa giả cổ (bên trái) và vải lụa thật - Ảnh: The Textile Museum

Năm 1924, các nhà khảo cổ học phát hiện ra loại vải lụa hiếm của Ba Tư từ thời Buyid (945 - 1055) trong mộ công chúa Bibi Shahrbanu ở Iran. Ngay sau đó, các mẫu lụa khác xuất hiện trên thị trường đồ cổ, được cho là cũng được dệt từ thời Buyid. Chúng được mua lại bởi nhiều viện bảo tàng, nhưng các nhà khoa học thường nghi ngờ tính xác thực của chúng.

Mối nghi ngờ tăng lên khi một số lượng hàng giả đã bị vạch trần qua phương pháp giám định niên đại bằng phóng xạ carbon. Nghiên cứu kỹ lưỡng về các mẫu dệt và thiết kế đã củng cố những mối nghi ngờ đó và vài thập kỷ sau đó, các nhà khoa học đã chứng minh rằng có một số vải lụa Buyid bán sau năm 1930 là giả mạo.

Mehdi Moini,nhà hóa học thuộc khoa hình pháp học thuộc Đại học George Washington, Mỹ, đã quyết định phát triển một phương pháp đơn giản và rẻ hơn để xác định tính xác thực của lụa. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã nhận được từ Bảo tàng Dệt may cùa trường 12 mẫu lụa Buyid có nguồn gốc đáng ngờ và một mẫu mà độ tuổi được xác nhận qua giám định niên đại bằng phóng xạ carbon 14.

Xét về mặt hóa học, lụa là các phân tử sợi của hai protein fibroin và sericin (sáp tự nhiên). Các axit amin tạo nên các protein có thể thay đổi cấu trúc của chúng theo thời gian. Dễ bị thay đổi nhất là một trong những axit amin: axit aspartic. Do đó, để phân tích, Mehdi Moini đã chọn loại axit amin này.

Mehdi Moini đã cùng với nhà nghiên cứu Christopher Rollman cố gắng để tạo ra tơ lụa cổ giả hiệu. Hóa ra, hiệu ứng “già đi” của tơ lụa là do một quá trình được sử dụng trong ngành công nghiệp dệt để làm bóng tơ tằm. Để đạt điều này, lụa được đun sôi trong nước cùng với xà phòng, kết quả là fibroin được làm sạch khỏi sericin. Như vây, các phép đo axit amin từ các sợi tơ giả mạo tương ứng với tơ tằm hiện đại đã được xử lý nhiệt để tạo ra tuổi nhân tạo.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường vàng, hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5.2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vạch trần mánh khóe làm lụa Ba Tư cổ giả