Chính phủ mới của Mỹ vẫn cam kết dành một phần ngân sách nhất định cho chương trình viện trợ nước ngoài của mình. Điển hình cho một số quốc gia đồng minh như Israel hay các chương trình sáng kiến y tế toàn cầu tại các quốc gia chậm phát triển. Nhưng phần ngân sách này được đánh giá khá “mỏng manh”.

Vai trò của Mỹ tại Trung Đông đi về đâu khi ông Trump cất 'cà rốt'?

Nhàn Đàm | 20/03/2017, 05:57

Chính phủ mới của Mỹ vẫn cam kết dành một phần ngân sách nhất định cho chương trình viện trợ nước ngoài của mình. Điển hình cho một số quốc gia đồng minh như Israel hay các chương trình sáng kiến y tế toàn cầu tại các quốc gia chậm phát triển. Nhưng phần ngân sách này được đánh giá khá “mỏng manh”.

Đúng như đã hứa trong giai đoạn tranh cử của mình, tân tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ như đang thực sự đặt nước Mỹ trước lần đầu tiên cắt giảm viện trợ nước ngoài hàng năm vốn có quy mô khá đồ sộ. Theo đó, đề xuất ngân sách năm tài chính 2018 của chính phủ Mỹ có tên “Nước Mỹ trước tiên” (America First), trong đó nổi bật là kế hoạch cắt giảm ở mức đáng kể đối với các chương trình viện trợ nước ngoài, điển hình là đề xuất cắt giảm 28,5% ngân sách dành cho các chương trình viện trợ quốc tế kể từ sau năm 2016, chủ yếu thuộc hoạt động của Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ. Bản đề xuất bao gồm các kế hoạch cắt giảm này đã được Nhà Trắng trình lên Quốc hội Mỹ, dù các con số cụ thể thì chưa được công bố.

Ngoài ra, cũng không có dấu hiệu cho thấy chương trình viện trợ nước ngoài của Mỹ trong thời gian tới có xu hướng gia tăng tại bất cứ lĩnh vực hay vùng lãnh thổ nào trên toàn cầu.

Điều đó đồng nghĩa với việc, sẽ có sự xáo trộn nhất định giữa các lĩnh vực và khu vực trên toàn cầu trong bảng phân bố viện trợ nước ngoài của Mỹ trong thời gian sắp tới do đề xuất cắt giảm của tổng thống Trump.

Theo đó, 2015 là năm gần nhất có dữ liệu đáng tín cậy về tổng giá trị viện trợ nước ngoài của Mỹ theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội nước này đưa ra vào tháng 6.2016. Cụ thể, trong năm 2015, Mỹ đã cung cấp tổng cộng khoảng 49 tỉ USD viện trợ cho khoảng 144 quốc gia và vùng lãnh thổ để hỗ trợ các mục tiêu khác nhau, từ tăng trưởng kinh tế cho đến mở rộng chương trình chăm sóc sức khỏe và cả chống khủng bố. Đứng đầu danh sách các nước nhận viện trợ nhiều nhất từ Mỹ lần lượt là Afghanistan, Israel, Iraq, Ai Cập và Jordan. Danh sách này phản ánh ưu tiên của Mỹ trong các lĩnh vực như chống khủng bố và các lợi ích chiến lược của Washington tại khu vực Trung Đông. Trong 10 quốc gia tiếp theo trong danh sách nhận viện trợ nhiều nhất của Mỹ, thì có tới 9 nước châu Phi thuộc vùng cận Sahara.

Bản đồ phân bố viện trợ nước ngoài của Mỹ đã thay đổi một cách đáng kể trong vài thập kỷ gần đây nhằm đáp ứng các mối quan tâm ngày càng lớn về chính sách đối ngoại đang thay đổi cũng như các nhu cầu chuyển đổi chiến lược trên toàn cầu của quốc gia này.

Trong đó, khu vực Trung Đông và Bắc Phi luôn được đảm bảo sẽ nhận ít nhất 30% viện trợ nước ngoài của Mỹ, phần dành cho khu vực châu Phi đã tăng lên gần gấp 3 lần: từ mức 11% trong năm 1995 lên mức 32% vào năm 2015. Sự thay đổi này phản ánh sự gia tăng đáng kể các chương trình hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS tại lục địa đen của Mỹ. Viện trợ dành cho các khu vực Nam Á và Trung Á cũng đang gia tăng đáng kể, trong đó hai quốc gia chủ yếu nhận được các khoản viện trợ này là Afghanistan và Pakistan. Theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, phần viện trợ cho khu vực châu Âu và Á-Âu đã giảm đi đáng kể do sự phát triển kinh tế tại các nước Đông Âu.

Danh sách 20 quốc gia và lãnh thổ được nhận nhiều viện trợ nhất từ Mỹ

Bản kế hoạch ngân sách mới được tổng thống Donald Trump trình Quốc hội Mỹ cho biết, ngân sách dành cho các chương trình viện trợ nước ngoài mới của Nhà Trắng sẽ tập trung vào hỗ trợ kinh tế và hỗ trợ phát triển cho các quốc gia có tầm quan trọng chiến lược bậc nhất đối với Mỹ, nhưng lại không chỉ rõ tên quốc gia hay khu vực cụ thể. Ngoài ra, bản kế hoạch này cũng tiết lộ rằng, tổng thống Trump đề xuất giảm nguồn tài chính được dùng để tài trợ cho các hoạt động của Liên Hiệp Quốc và các Tổ chức tài chính đa phương như Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, bản kế hoạch vẫn cam kết sẽ vẫn duy trì đủ nguồn lực cho các chương trình toàn cầu như tiêm phòng trẻ em, chống bệnh lao, sốt rét và HIV/AIDS. Trong đó nổi bật là “kế hoạch khẩn cấp” của Donald Trump với mục đích chống lại AIDS, vốn là một sáng kiến được kế thừa của cựu tổng thống George W.Bush.

Bản kế hoạch đề xuất về ngân sách này sẽ vẫn phải được Quốc hội Mỹ xem xét và thông qua mới có thể có hiệu lực. Tuy nhiên, dường như tầm quan trọng của viện trợ nước ngoài đang ngày càng giảm đối với chính phủ Mỹ hiện nay khi nó chỉ chiếm khoảng hơn 1% ngân sách, và các tranh luận về kế hoạch ngân sách của chính phủ mới sẽ chủ yếu tập trung vào các vấn đề khác được xem là quan trọng hơn.

Tuy nhiên, giám đốc ngân sách của ông Trump – Mick Mulvaney, tuyên bố với các phóng viên vào thứ Năm ngày 16.3 vừa qua, rằng một trong những lý do chính giúp ông Trump được bầu vào cương vị tổng thống là do cam kết cắt giảm chi tiêu quốc tế: “Tổng thống Trump đã nói với tôi rằng, ông ấy sẽ tiêu ít tiền hơn cho nước ngoài và dành nhiều hơn cho người dân trong nước. Và đó chính xác là những gì chúng tôi đang thực hiện”.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Mô hình AI có thể dự báo lũ lụt ở mọi con sông trên Trái đất với khả năng vượt trội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển ra mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên ED-DLSTM, có thể dự báo nguy cơ lũ lụt và dòng chảy qua nhiều khu vực, vùng miền khác nhau trên thế giới, ngay cả ở các lưu vực thiếu dữ liệu thủy văn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vai trò của Mỹ tại Trung Đông đi về đâu khi ông Trump cất 'cà rốt'?