VCCI đề nghị ban soạn thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) không quy định cụ thể về vấn đề đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) mà dẫn chiếu tới các quy định của Luật PPP về các hình thức đầu tư PPP.

VCCI: Nguy cơ chồng lấn giữa dự luật Giao thông đường bộ và luật về PPP

20/06/2020, 17:03

VCCI đề nghị ban soạn thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) không quy định cụ thể về vấn đề đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) mà dẫn chiếu tới các quy định của Luật PPP về các hình thức đầu tư PPP.

VCCI góp ý về dự thảo luật Giao thông đường bộ - Ảnh minh họa

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có một số ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) lần thứ hai.

Về đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác đường cao tốc (Điều 81), trong văn bản góp ý lần 1, VCCI đã có kiến nghị đối với hai nhóm vấn đề, cụ thể:

VCCI đề xuất quy định rõ về thủ tục, tiêu chí lựa chọn “doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính” quy định tại điểm a khoản 7.

Ban soạn thảo đã giải trình cho góp ý này là “khi thực hiện chuyển nhượng có thời hạn mới xác định được yêu cầu về tài chính phù hợp với thời gian chuyển nhượng, giá trị chuyển nhượng mà Nhà nước nhận của doanh nghiệp, khi đó mới xác định được yêu cầu năng lực tài chính cho từng dự án cụ thể đảm bảo không có sự tùy tiện”.

Theo VCCI, giải trình này chưa phù hợp. Cụ thể là điều cần quy định ở đây là thủ tục, tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp chứ không phải là các yêu cầu cụ thể. Tất nhiên với mỗi dự án thì sẽ có các yêu cầu chi tiết phù hợp với dự án, nhưng ít nhất pháp luật cần quy định trước và ổn định về thủ tục và tiêu chí lựa chọn.

“Nếu pháp luật không quy định, trong trường hợp này sẽ được hiểu là việc chuyển nhượng có thể thực hiện theo bất kỳ hình thức, thủ tục, tiêu chí nào mà cơ quan có thẩm quyền lựa chọn (dù là đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp “có đủ năng lực tài chính” hay đơn giản là chỉ định lựa chọn một doanh nghiệp bất kỳ mà không cần tuân thủ tiêu chí lựa chọn nào)?”, VCCI nêu.

Theo cơ quan này, việc quy định về thủ tục, tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp là điều kiện quan trọng để bảo đảm tính minh bạch và hiệu quả (từ góc độ Nhà nước, để chọn lựa được doanh nghiệp tốt nhất) và công bằng (với doanh nghiệp, để được cạnh tranh bình đẳng).

Ngoài ra, cũng liên quan tới vấn đề lựa chọn doanh nghiệp tại Điều 81 này, trong phiên bản dự thảo mới, ban soạn thảo đã bổ sung quy định tại khoản 8. Theo đó “Chính phủ quy định các nội dung về Nhà nước giao doanh nghiệp nhà nước đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường cao tốc”.

VCCI đề nghị ban soạn thảo làm rõ tại sao lại chỉ quy định việc Chính phủ hướng dẫn vấn đề này đối với “doanh nghiệp nhà nước” trong khi các quy định từ khoản 1 tới khoản 7 Điều 81 đều có đối tượng áp dụng là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước, ngoài nước?

Hướng dẫn của Chính phủ theo khoản 8 này sẽ áp dụng cho tất cả các trường hợp hay chỉ cho các trường hợp có sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước được quy định rõ (ví dụ tại điểm b khoản 1, khoản 2…)? Nếu chỉ áp dụng cho một vài điều khoản thì đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ tại khoản 8 để tránh nhầm lẫn.

VCCI cũng góp ý về các quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Trong ý kiến góp ý lần 1 của VCCI, các quy định từ khoản 3-6 quy định về hình thức đầu tư trong đó có đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP nhiều khả năng sẽ chồng lấn với quy định tại Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Ban soạn thảo giải trình theo hướng sẽ điều chỉnh dự thảo khi Luật PPP thông qua. Có nghĩa là dự thảo sẽ vẫn giữ quy định về PPP.

Điều này sẽ xảy ra các nguy cơ nhắc lại các quy định của Luật PPP hoặc mâu thuẫn với các quy định của Luật PPP.

Để xử lý ngay nguy cơ này, VCCI đề nghị ban soạn thảo không quy định cụ thể về vấn đề này mà dẫn chiếu tới các quy định của Luật PPP về các hình thức đầu tư PPP. Nếu có những vấn đề đặc thù trong đầu tư PPP ở lĩnh vực giao thông, có thể phối hợp với cơ quan soạn thảo Nghị định hướng dẫn Luật PPP để quy định.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
VCCI: Nguy cơ chồng lấn giữa dự luật Giao thông đường bộ và luật về PPP