Năm 1360, Trần Hữu Lượng giết Từ Thọ Huy, tự xưng làm hoàng đế, quốc hiệu Đại Hán, niên hiệu Đại Nghĩa, dùng Trâu Phổ Thắng làm thái sư, Trương Tất Tiên làm thừa tướng. Chính quyền Đại Hán một mặt chống nhà Nguyên, một mặt kháng cự với quân đội của Chu Nguyên Chương.

Về chuyện 'Hậu duệ vua Trần' xưng làm hoàng đế Đại Hán

28/10/2017, 10:45

Năm 1360, Trần Hữu Lượng giết Từ Thọ Huy, tự xưng làm hoàng đế, quốc hiệu Đại Hán, niên hiệu Đại Nghĩa, dùng Trâu Phổ Thắng làm thái sư, Trương Tất Tiên làm thừa tướng. Chính quyền Đại Hán một mặt chống nhà Nguyên, một mặt kháng cự với quân đội của Chu Nguyên Chương.

Lực lượng Hồng Cân mà Trần Hữu Lượng ban đầu tham gia

Kỳ 1: Cha ông ta từng chỉ huy liên quân Đông Nam Á chống lại phương Bắc

Kỳ 2: Đinh Tiên Hoàng tự coi là cửa trên khiến phương Bắc bực dọc

Kỳ 3: Sứ giả phương Bắc bị hù dọa không dám bước chân vào nước ta

Kỳ 4: Vua Tống chém tướng kiếm chuyện ngoài biên giới để làm vui lòng Đại Việt

Kỳ 5: Vua Tống sợ trái ý Ngọa Triều nhà Lê​

Kỳ 6: Đại Việt tặng ngựa, nhà Tống thất kinh​

Kỳ 7: Hai nhà sư Việt bẻ gãy dã tâm của phương Bắc​

Kỳ 8: Chính sách gả công chúa để phá âm mưu của phương Bắc

Kỳ 9: Khi nhà Tống lấn đất, ông cha ta sẵn sàng tuốt gươm

Kỳ 10: Trước Lý Thường Kiệt, quân ta nhiều lần Bắc phạt sang đất Tống​

Kỳ 11: Chư hầu của Đại Việt uy hiếp nhà Tống, vua Lý toan động binh​

Kỳ 12: Lý Thường Kiệt dùng vũ lực lấy lại đất yết hầu vùng biên trong tay quân Tống​

Kỳ 13: Sợ Lý Thường Kiệt bắc phạt lần 2, vua Tống tính cắt đất​

Kỳ 14: Bị áp lực từ biên giới, vua Tống phải nghiến răng trả đất​

Kỳ 15: Lý Thường Kiệt dùng tù binh mở cho vua Tống con đường thể diện

Kỳ 16: Muốn nhà Tống trả đất, không thể dùng lý lẽ suông​

Kỳ 17: Nhà Trần dẫn quân Bắc phạt, vua Tống vừa sợ vừa mừng​

Kỳ 18: Nhà Trần 4 lần trói sứ giả Mông Cổ vì tội uốn lưỡi cú diều

Kỳ 19: Đại Việt Nguyên Mông thông hiếu, nhà Tống sợ hãi cầu thân

Kỳ 20: Nhà Trần dùng kế trừng trị các quan Đạt lỗ hoa xích​

Kỳ 21: Ba đời vua Trần và 12 lần cự tuyệt nhà Nguyên​

Kỳ 22: Nhà Trần kiên quyết không làm lính đánh thuê cho Nguyên Mông​

Kỳ 23: Nhà Nguyên đòi vũ khí tối thượng, vua Trần từ chối​

Kỳ 24: Căng thẳng đấu tranh trong lễ nghi triều kiến giữa nhà Trần và Nguyên Mông

Kỳ 25: Tranh cãi về chữ tín trong việc xử tù binh nhà Nguyên​

Kỳ 26: Trò hề của sứ Nguyên sau khi thua trận​

Kỳ 27: Nhà Trần tung tình báo, sẵn sàng phương án đánh sang đất Nguyên​

Kỳ 28: Nhà Trần mang 3 vạn quân đánh sang đất Nguyên, bắt hai ngàn tù binh​

Kỳ 29: Dùng áp lực quân sự ép nhà Nguyên trong cơn nguy loạn​

Kỳ 30: Sứ giả nước ta cư xử đàng hoàng hơn sứ giả phương Bắc​

Từ đầu đến giữa thế kỷ 14 thì triều đình nhà Nguyên ngày càng suy yếu do tranh chấp đấu đá cung đình, tình trạng tham nhũng và cả gánh nặng từ các cuộc chiến tranh. Thời kỳ này, nhà Trần dưới thời các vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông đều là các bậc vua hiền nên chính trị ổn định, kinh tế sung túc và sức mạnh quân sự được đảm bảo. Cũng vì vậy mà trong quan hệ Nguyên Mông - Đại Việt trong thời kỳ này khá êm đềm.

Đến khoảng thời gian giữa thế kỷ 14 thì nhà Nguyên đã bước vào thời kỳ mạt. Các cuộc nổi dậy ở khắp Trung Quốc và nhiều thế lực cát cứ vùng lên sẵn sàng lật đổ Nguyên triều. Nổi lên trong số đó là lực lượng Hồng Cân mà Trần Hữu Lượng nắm vai trò then chốt trong đó.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Giáp Ngọ, [Thiệu Phong] năm thứ 14 [1354], (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc)".

Không chỉ Đại Việt sử ký toàn thư, Các bộ sử Việt khác như Đại Việt Sử ký tiền biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục đều có nhắc đến Trần Hữu Lượng qua các sự kiện có liên quan, đặc biệt là hai lần Trần Hữu Lượng muốn được liên minh với Đại Việt đều có ghi chép. Tuy nhiên, không có ghi nhận nào về sự giúp đỡ của nhà Trần đối với Hữu Lượng khi đó.

Trần Ích Tắc chính là con của vua Trần Thái Tông. Năm 1267, vào lúc 14 tuổi ông được anh là vua Trần Thánh Tông phong làm Chiêu Quốc vương. Khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1285), Ích Tắc đem cả gia đình đi hàng giặc, được đưa về Nguyên và được Hốt Tất Liệt phong làm An Nam quốc vương và chờ ngày đưa trở về nước. Sau khi quân Nguyên Mông đại bại, Trần Ích Tắc ở lại Ngạc Châu giữ chức quan Hồ Quảng bình chương chính sự, gia phong tới Ngân Thanh vinh lộc đại phu rồi Kim tử quang lộc đại phu, Nghi đồng tam tư và mất ở Trung Quốc vào mùa hè năm Thiên Lịch thứ 2 (1329) đời Nguyên Văn Tông, hưởng thọ 76 tuổi.

Sau khi 3 lần đại thắng quân Nguyên, nhà Trần đã loại Ích Tắc ra khỏi tông thất, cho đổi tên thành Ả Trần. Việc này cũng được ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư: "Năm [1289], tháng 5, sau khi đánh thắng quân Nguyên lần thứ ba, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng [Trần Thánh Tông] sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Chỉ có kẻ nào đầu hàng trước đây, thì dẫu bản thân ở triều đình giặc, cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính. Ích Tắc là chỗ tình thân cốt nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy. Vì thế, những ghi chép đương thời đều gọi là Ả Trần...".

Theo ghi chép của nhà Trần thì Trần Ích Tắc có người con là Trần Hữu Lượng ở Hồ Bắc. Khi ông qua đời, con cả là Trần Hữu Thành thay cha dạy học cho Trần Hữu Lượng. Tuy nhiên, sử Trung Quốc thì không có chút nào nói về mối liên hệ giữa Hữu Lượng với Ích Tắc. Theo Minh sử, quyển 123, liệt truyện 11 thì Trần Hữu Lượng là con của Trần Phổ Tài, là người Miện Dương, Hồ Bắc theo nghề chài lưới. Ông nguyên họ Tạ, nhưng vì tổ tiên ở rể nhà họ Trần, nên sau này lấy theo họ đó.

Sau thời điểm sang nhờ nhà Trần phát binh trợ giúp năm 1354 nhưng không được đáp ứng, Trần Hữu Lượng ngày càng leo cao trong thế lực cát cứ của Từ Huy Thọ. Tháng 9 âm lịch năm Chí Chính thứ 17 (1357) Lượng giết Nghê Văn Tuấn vì lý do mưu phản Từ Thọ Huy , sau đó tự xưng là Tuyên úy sứ kiêm Bình chương chính sự, khởi binh tấn công các lộ thuộc Giang Tây, tổng chỉ huy quân đội các vùng Giang Tây, An Huy, Phúc Kiến.

Năm 1359, Trần Hữu Lượng sát hại tướng Triệu Phổ Thắng và sau đó cùng Từ Thọ Huy dời kinh đô về Giang Châu (ngày nay là Cửu Giang, Giang Tây), tự lập làm Hán vương. Năm sau, lại giết Từ Thọ Huy, tự xưng làm hoàng đế, quốc hiệu Đại Hán, niên hiệu Đại Nghĩa, dùng Trâu Phổ Thắng làm thái sư, Trương Tất Tiên làm thừa tướng. Chính quyền Đại Hán một mặt chống nhà Nguyên, một mặt kháng cự với quân đội của Chu Nguyên Chương.

Năm 1363, Hữu Lượng tử trận tại "Đại chiến hồ Bà Dương" khi đánh nhau với quân Chu Nguyên Chương. Quần thần tôn con thứ của Lượng là Trần Lý lên làm vua Đại Hán, cải niên hiệu thành Đức Thọ. Nhưng chỉ một năm sau, Chu Nguyên Chương đem quân tấn công và hạ được thành Vũ Xương nhằm tháng 2.1364, Lý phải quy hàng. Nhà Đại Hán chấm dứt.

Nếu theo ghi chép từ Minh sử thì Ích Tắc và Hữu Lượng khó liên quan với nhau. Ích Tắc làm quan ở Hồ Quảng thì không lẽ nào con trai lại đi làm nghề chài lưới ở tận Hồ Bắc cả. Vậy sao các sử nước ta đều khẳng định Hữu Lượng là con Ích Tắc? Có thể là bởi khi Hữu Lượng cầu thân với nhà Trần thì y có thể mạo xưng để dễ thuyết phục nhà Trần động binh giúp đỡ mà thôi. Các sử gia ngày xưa cũng không có điều kiện đi xác minh thân thế thật sự của Trần Hữu Lượng và triều đình nhà Trần khi ấy cũng không rảnh đi điều tra gốc gác của Trần Hữu Lượng. Dù là hậu duệ hay không hậu duệ thì nhà Trần cũng không đồng ý lao vào cuộc chiến giữa các thế lực trên đất Trung Quốc.

Việc vua Trần Minh Tông không phát binh theo lời kêu gọi của Trần Hữu Lượng sau đó là quyết định đúng đắn sẽ được chúng tôi đề cập trong phần tiếp theo.

A.T

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
14 phút trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Về chuyện 'Hậu duệ vua Trần' xưng làm hoàng đế Đại Hán