Khi được hỏi ai là người phải chịu trách nhiệm cho cuộc chiến ở Ukraine, đã có người nói là "NATO". Khi được hỏi tại sao lại nghĩ NATO phải chịu trách nhiệm, anh ấy trả lời: "TV bảo vậy".

Vì sao dư luận Italia ngày càng thân Nga và chỉ trích NATO trong cuộc chiến Ukraine?

Anh Tú (dịch) | 03/06/2022, 16:36

Khi được hỏi ai là người phải chịu trách nhiệm cho cuộc chiến ở Ukraine, đã có người nói là "NATO". Khi được hỏi tại sao lại nghĩ NATO phải chịu trách nhiệm, anh ấy trả lời: "TV bảo vậy".

Như ở hầu hết châu Âu, các chương trình trò chuyện trên truyền hình Italia  tập trung nhiều vào cuộc chiến Ukraine, nhưng thay vì dành thời gian cho các chính trị gia và chuyên gia, họ hiếm khi mời các chuyên gia thực sự về chủ đề này.

Thay vào đó, họ phỏng vấn các nhà bình luận nổi tiếng chuyên về bóng đá hoặc triết gia, nhà văn, nhà thơ và nói chung, những người nổi tiếng, những người biết ít về tình hình Ukraine và có kiến ​​thức hạn chế về lịch sử Nga, lịch sử Ukraine hoặc quan hệ quốc tế.

nga.jpg
Cuộc chiến tại Ukraine là chủ đề ăn khách tại Italia

Và nhà đài luôn mời ít nhất một vị khách thân Nga, hoặc người có quan điểm đổ lỗi cho cả tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Ukraine Volodomyr Zelensky, Moscow và Kyiv, về cuộc xung đột.

Anna Maria Lorusso, Phó giáo sư tại Đại học Bologna, cho biết: “Vào những năm 1990, học giả người Umberto Eco đã sử dụng cụm từ 'thông tin giải trí' để nói rằng truyền hình ngày càng tạo ra thông tin dưới dạng giải trí".

"Ngày nay, thông tin và giải trí có rất nhiều chồng chéo và theo tôi, điều này đặc biệt đúng trong trường hợp về cuộc chiến ở Ukraine"

Cũng trong những năm 1990, nhà sử học Nicola Tranfaglia đã chỉ ra "khuynh hướng 'chủ nghĩa giật gân trên truyền hình' ủng hộ mọi ý kiến ​​ngược chiều, mọi luận điểm gây tranh cãi".

Vào năm 2022, tình hình có vẻ không khả quan hơn: các nhà bình luận càng say mê chủ nghĩa giật gân, họ càng được mời tham gia các chương trình trò chuyện - và văn hóa truyền thông đang có tác động đến dư luận.

EU Observer đã nói chuyện với một số người hưu trí bên ngoài một siêu thị ở Padua, một thành phố giàu có ở phía đông bắc Italia. Khi được hỏi ai là người phải chịu trách nhiệm cho cuộc chiến ở Ukraine, đã có người nói là "NATO". Khi được hỏi tại sao lại nghĩ NATO phải chịu trách nhiệm, anh ấy trả lời: "TV bảo vậy".

Ở Ý, cũng như nhiều nơi ở châu Âu, người dân ngày càng đọc ít sách và báo hơn. Nhiều người Italia - đặc biệt là người già và dân lao động - nắm được thông tin thông qua các chương trình trò chuyện và chương trình phát sóng tin tức, thường xuất hiện trong các phần nổi bật của talkshow.

Phương tiện truyền thông xã hội cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi những gì được nói trên các chương trình talkshow (và ảnh hưởng đến chúng).

Yaryna Grusha Possamai, một giáo sư ngôn ngữ và văn học Ukraine tại Đại học Statale ở Milan, cho biết: "Truyền hình Italia đã trở nên khó coi.

Trong một ví dụ nổi tiếng gần đây, một số phương tiện truyền thông Italia đưa tin rằng tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã phản đối đề nghị nhượng Crimea cho Nga của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Còn trên thực tế, Zelensky chưa bao giờ đưa ra lời đề nghị như vậy và Stoltenberg cũng không nói gì về chủ đề này.

Một đặc điểm khác trong cách đưa tin về cuộc chiến của người Ý là cuộc phỏng vấn dài, ít bị gián đoạn hoặc vặn hỏi.

Một kênh tư nhân của Italia đã phát sóng một kênh có sự tham gia của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vào ngày 1.5 đã gây ra nhiều phản ứng, nhưng lại thu hút những người đã theo dõi nhiều tài khoản thân Nga trên mạng xã hội.

Khu vực bầu cử này chủ yếu là cánh hữu, xem thường thủ tướng Italia Mario Draghi, luôn mơ ước việc Italia rời khỏi EU và thường xuyên trích dẫn các chương trình trò chuyện để ủng hộ quan điểm của họ.

Grusha Possamai nói: “Tôi nghĩ rằng các chương trình trò chuyện của Ý dành nhiều không gian cho thông tin thân thiện Nga và các nhà bình luận ủng hộ Moscow vì họ luôn theo đuổi sự chú ý của khán giả, vì vậy họ luôn cố gây ồn ào, khuấy động”.

Fabio Giglietto, phó giáo sư nghiên cứu Internet tại Đại học Urbino Carlo Bo, đồng ý với quan điểm này.

Ông nói: “Các chương trình trò chuyện chính trị của chúng tôi có những điểm đặc biệt. Có rất nhiều chương trình lên sóng, vì vậy sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt để giành được khán giả. Nhưng tất cả đều sử dụng logic của dàn dựng, về sự đối lập phân cực giữa hai phe như một yếu tố giật gân".

Theo Fabio de Nardis, giáo sư xã hội học chính trị tại Đại học Salento, có xu hướng rộng hơn "về phân cực ở Italia, mà không chỉ về cuộc chiến ở Ukraine. Các phương tiện truyền thông hoan nghênh và khuyến khích sự phân cực như vậy vì nó tạo ra cuộc tranh luận và thu hút khán giả".

De Nardis nói: “Truyền thông xã hội cũng liên quan đến điều đó - bởi vì truyền thông cần khán giả, họ xây dựng các chương trình ưu tiên của mình dựa trên các cuộc tranh luận diễn ra trên mạng xã hội, vốn thường không dựa trên thông tin chính xác.

Nhiều chương trình talkshow thường thảo luận về nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân với một liều lượng lớn kinh hoàng. Điều này khiến người xem, đặc biệt là những người lớn tuổi sợ hãi, những người vẫn chưa quên những căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh.

Suy thoái kinh tế của Italia, trước hết ảnh hưởng đến công nhân và người thất nghiệp (các nhóm thường bỏ phiếu cho các đảng dân túy như Liên đoàn cực hữu), cũng góp phần làm gia tăng thái độ chỉ trích đối với Kyiv và NATO ở Italia.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
15 phút trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao dư luận Italia ngày càng thân Nga và chỉ trích NATO trong cuộc chiến Ukraine?