Nghiên cứu mới về hiệu quả của vắc xin COVID-19 chống lại biến thể Delta và mũi trẻ em có nhiều khả năng miễn dịch hơn người lớn khi chống lại vi rút SARS-CoV-2.

Vì sao mũi trẻ em bảo vệ chống lại nhiễm COVID-19 hiệu quả hơn người lớn?

Sơn Vân | 19/08/2021, 07:01

Nghiên cứu mới về hiệu quả của vắc xin COVID-19 chống lại biến thể Delta và mũi trẻ em có nhiều khả năng miễn dịch hơn người lớn khi chống lại vi rút SARS-CoV-2.

Hiệu quả vắc xin giảm đi thế nào khi biến thể Delta thống trị?

Các loại vắc xin COVID-19 hiện có ở Mỹ vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhập viện nhưng hiệu quả chống lại nhiễm trùng đã giảm khi biến thể Delta lây lan, theo các nghiên cứu mới được công bố hôm 19.8 trên Báo cáo hàng tuần về bệnh tật và tử vong.

Không có nghiên cứu nào cho biết liệu các ca nhiễm trùng đột phá là do khả năng miễn dịch suy yếu, giảm khả năng bảo vệ chống lại biến thể Delta, hay do sự kết hợp của hai yếu tố. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã thông báo hôm 18.8 rằng mũi tiêm tăng cường COVID-19 sẽ được cung cấp cho tất cả người Mỹ bắt đầu từ tháng 9. Các nghiên cứu mới cho thấy:

- Hiệu quả của vắc xin chống lại bất kỳ trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 nào, nhẹ hoặc nặng, giảm từ 74,7% xuống 53,1% vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 8, trước khi biến thể Delta chiếm ưu thế, theo một nghiên cứu của các cơ sở chăm sóc dài hạn của Mỹ.

- Hiệu quả của vắc xin để ngăn ngừa các ca nhiễm COVID-19 mới giảm từ 91,7% xuống 79,8% từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 7, dù hiệu quả ngăn ngừa nhập viện vẫn trên 90%, theo một nghiên cứu của các quan chức y tế bang New York.

- Vắc xin bảo vệ khỏi nhập viện kéo dài ít nhất 6 tháng, theo một nghiên cứu ở 18 bang của Mỹ. Kết quả cho thấy rằng 24 tuần sau khi tiêm chủng đầy đủ bằng vắc xin mRNA của Pfizer hay Moderna, hiệu quả là 84% và 90% ở người lớn không bị suy giảm miễn dịch.

Mũi trẻ em được "kích hoạt sẵn" để chống lại vi rút SARS-CoV-2

Một nghiên cứu mới cho thấy mũi trẻ em có thể tốt hơn người lớn trong việc bảo vệ chống lại nhiễm trùng vì khả năng miễn dịch được "kích hoạt trước" đối phó với vi rút SARS-CoV-2.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu ngoáy mũi từ 45 bệnh nhân COVID-19 (trong đó có 24 trẻ em) và 42 người khỏe mạnh (trong đó có 18 trẻ em). Trong các tế bào niêm mạc mũi và tế bào miễn dịch từ mẫu tăm bông của trẻ em, họ đã thấy mức độ cao hơn của vật chất di truyền có thể cảm nhận được sự hiện diện vi rút và kích hoạt hệ thống miễn dịch chống lại nó.

Theo một báo cáo được công bố hôm 18.8 trên tạp chí Nature Biotechnology, số lượng cao hơn các kết quả cảm biến này dẫn đến phản ứng miễn dịch sớm ở trẻ em mạnh hơn so với người lớn.

mu-tre-em-co-nhieu-kha-nang-mien-dich-chong-sars-cov-2-hon-nguoi-lon.jpg
Mũi trẻ em tốt hơn người lớn trong việc bảo vệ chống lại nhiễm SARS-CoV-2

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các mẫu ngoáy mũi của trẻ em cũng có nhiều khả năng chứa các tế bào miễn dịch được gọi là tế bào T, đóng vai trò chống lại nhiễm trùng và phát triển khả năng miễn dịch lâu dài.

Cuối cùng, tác giả kết luận những tác động có thể dẫn đến giảm khả năng sinh sản của vi rút và giúp trẻ đào thải nó ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

"Trên thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em loại bỏ vi rút SARS-CoV-2 nhanh hơn nhiều so với người lớn, phù hợp với quan điểm rằng chúng ngăn chặn sự nhân lên của vi rút sớm hơn", họ nói.

Bài liên quan
Chống đeo khẩu trang, Thống đốc Texas nhiễm COVID-19: ‘Nhờ tiêm vắc xin nên không có triệu chứng gì’
Thống đốc Texas - Greg Abbott xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào ngày 17.8 nhưng cho đến nay không có triệu chứng của bệnh, văn phòng của ông cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao mũi trẻ em bảo vệ chống lại nhiễm COVID-19 hiệu quả hơn người lớn?