Sau khi hình thành như một cơn bão nhiệt đới ở biển Philippines vào ngày đầu tháng 9, cơn bão Yagi đã hóa thành siêu bão và gây ra những hậu quả thảm khốc tại những nơi mà nó quét qua.
Kiến thức - Học thuật

Vì sao những cơn siêu bão như Yagi ngày càng dễ xuất hiện hơn?

Anh Tú 19:24 10/09/2024

Sau khi hình thành như một cơn bão nhiệt đới ở biển Philippines vào ngày đầu tháng 9, cơn bão Yagi đã hóa thành siêu bão và gây ra những hậu quả thảm khốc tại những nơi mà nó quét qua.

yagi.jpg
Siêu bão Yagi có sức gió rất lớn

Nhưng sức mạnh dữ dội của siêu bão Yagi không phải là điều bất thường như người ta nghĩ. Phía tây Thái Bình Dương là nơi có điều kiện hình thành các cơn bão mạnh nhất trên Trái đất.

Bão là xoáy thuận nhiệt đới mạnh, một thuật ngữ chung cho các hệ thống áp suất thấp phát triển thông qua một quá trình đặc biệt so với áp suất thấp "hằng ngày" mà chúng ta thường xuyên phải đối mặt.

Những cơn giông mạnh hình thành xung quanh tâm áp suất thấp hoạt động giống như động cơ thúc đẩy các hệ thống này. Nước biển ấm cung cấp năng lượng cần thiết để những cơn giông này tồn tại và phát triển khi chúng xoáy qua vùng nhiệt đới. Những cơn bão này có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần miễn là chúng vẫn tiếp cận được vùng nước nóng và các điều kiện thuận lợi trong bầu khí quyển xung quanh.

Tất cả các xoáy thuận nhiệt đới đều giống nhau trên khắp thế giới. Nếu sức gió duy trì tối đa của một cơn bão đạt ít nhất 240 km/giờ hoặc tương đương với một cơn bão cấp 4 (theo Thang bão Saffir–Simpson mà Mỹ sử dụng) hay tương đương cấp 17 (cấp tối đa theo thang Beaufort mà Việt Nam sử dụng), thì nó được gọi là "siêu bão".

Siêu bão rất phổ biến ở phía tây Thái Bình Dương. Các nhà khí tượng học đã ghi nhận hàng trăm cơn siêu bão trong khu vực từ năm 1945 đến năm 2022. Trong số đó, có hơn 200 cơn bão đạt đến sức mạnh tương đương với một cơn bão cấp 5 (theo Thang bão Saffir–Simpson).

Chỉ riêng năm 2021, đã có bốn cơn siêu bão tương đương cấp 5 (theo Thang bão Saffir–Simpson) ở phía tây Thái Bình Dương. Một trong những cơn bão đó, Siêu bão Rai, sau khi đạt đến sức mạnh đỉnh điểm, đã gây thiệt mạng hơn 400 người khi đổ bộ vào miền bắc Philippines .

Hãy so sánh hoạt động nhộn nhịp đó với những gì chúng ta đã thấy ở Đại Tây Dương. Cùng thời kỳ, Đại Tây Dương chỉ chứng kiến ​​30 cơn bão đạt đến cường độ cấp 5 (theo Thang bão Saffir–Simpson).

Không chỉ tần suất của các cơn Siêu bão ở Đại Tây Dương thấp hơn nhiều so với ở phía bên kia địa cầu, mà những cơn bão Đại Tây Dương này này có xu hướng đạt đỉnh trong thời gian ngắn hơn so với các cơn bão cùng cấp phía ở tây Thái Bình Dương.

Tại sao phía tây Thái Bình Dương lại khu vực màu mỡ cho những cơn bão đáng sợ như vậy? Tất cả đều phụ thuộc vào bản chất mong manh của các cơn bão nhiệt đới. Chúng cần có sự hiện diện của các thành phần chính trước khi chúng có thể phát triển và di chuyển.

Nước ấm là điều cần thiết. Thật không may, Đông Nam Á, giống như nhiều nơi khác trên thế giới, đã chứng kiến ​​nhiệt độ bề mặt biển tăng cao trong 12 tháng qua. Nhiệt độ nước ở 29 độ C hoặc ấm hơn có thể cung cấp tất cả năng lượng mà chúng cần để tích lũy để các khu vực áp thấp phát triển thành bão. Hiện tại, nhiệt độ trung bình của vùng nước xung quanh Philippines đang ở mức trên 31 độ C. Nhưng nhiệt độ nước chỉ là một phần của phương trình.

Độ ẩm dồi dào trong khí quyển là cần thiết để các cơn bão phát triển. Nếu không khí khô xuất hiện, chúng có thể bóp nghẹt các cơn bão và bức tử sớm mối hiểm họa này. Một cơn bão nhiệt đới đang phát triển cũng cần gió lặng trong khí quyển xung quanh. Nếu có quá nhiều gió giật xuất hiện ban đầu, gió sẽ xé toạc phần đỉnh của cơn bão và làm tan biến trước khi chúng có thể hình thành.

Các cơn bão dữ dội là hiện tượng tương đối hiếm xảy ra ở Đại Tây Dương vì những thành phần kể trên khó có thể hội tụ. Vì thế rất nhiều cơn bão ở Đại Tây Dương bị bức tử từ trong trứng nước. Những luồng không khí khô ngoài sa mạc Sahara của châu Phi đã trừ khử nhiều cơn bão đang hình thành. Các luồng không khí lạnh từ Bắc cực quét qua Mỹ có thể khiến bầu khí quyển trên Đại Tây Dương trở nên cực kỳ khắc nghiệt đối với mầm mống của các cơn bão.

Nhưng mọi thứ lại khác xa ở phía tây Thái Bình Dương. Các luồng không khí lạnh, gió giật mạnh và không khí khô hiếm khi xuất hiện ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương, đặc biệt là những nơi có điều kiện vẫn ẩm ướt quanh năm ở Đông Nam Á. Thậm chí, một số siêu bão đáng sợ nhất mà chúng ta từng biết còn có thể xảy ra trong những tháng "mát mẻ", chẳng hạn như bão Rai vào tháng 12.2021 và Siêu bão Haiyan vào tháng 11.2013, khiến hơn 6.500 người thiệt mạng.

Những điều kiện thuận lợi này trên khắp Tây Thái Bình Dương có thể cho phép hàng chục cơn bão hình thành mỗi mùa. Số lượng lớn các cơn bão phát triển làm tăng khả năng một số cơn bão trong đó, có thể đạt được sức mạnh tối đa và phát triển thành siêu bão, thậm chí trên siêu bão. Biến đổi khí hậu khiến nước biển tích lũy năng lượng, độ ẩm tăng cao chính là đồng minh của những cơn bão. Do vậy, chúng ta có thêm lý do để chống lại biến đổi khí hậu.

Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
36 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao những cơn siêu bão như Yagi ngày càng dễ xuất hiện hơn?