Theo Zee News, các nhà khoa học vừa phát hiện thấy 76 gien mới làm cho vi khuẩn kháng lại được cả loại thuốc kháng sinh mạnh nhất.

Vì sao vi khuẩn chống lại được loại kháng sinh cực mạnh?

Vũ Trung Hương | 17/10/2017, 20:54

Theo Zee News, các nhà khoa học vừa phát hiện thấy 76 gien mới làm cho vi khuẩn kháng lại được cả loại thuốc kháng sinh mạnh nhất.

Các gien này đã được phát hiện khi các nhà khoa học nghiên cứu một lượng lớn ADN vi khuẩn. Hóa ra một số gien trong số đó đủ sức bảo vệ vi khuẩn khỏi carbapenem, loại mộtkháng sinh thuộc dòng phòng vệ cuối cùng, thậm chí có công dụng loại trừ các mầm bệnh có sức đề kháng với nhiều loại thuốc.

Imipenem là một chất kháng sinh beta-lactam truyền theo đường tĩnh mạch được phát triển từ năm 1985, có phổ hoạt hóa rộng chống lại các vi khuẩn gam dương kỵ khí và ưa khí cũng như các vi khuẩn gam âm.

Theo các nhà khoa học, đây chỉ là đỉnh của tảng băng trôi. Có lẽ, vẫn có hẳn một mảng các gien kháng thuốc. Đây là một phát hiện quan trọng nếu tính đến sự lây lan mạnh của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra mà không thể điều trị.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định các chuỗi ADN của vi khuẩn được thu thập từ người và từ các môi trường khác nhau ở khắp nơi trên thế giới.

Nhờ các công nghệ máy tính, khoa học có thể phát hiện các mẫu ADN liên quan đến khả năng kháng thuốc kháng sinh. Hơn nữa, trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã thử nghiệm với các gien được phân lập để kiểm tra các giả định.

Trong tương lai, các nhà khoa học có kế hoạch phát hiện thêm các gien giúp bảo vệ các mầm bệnh chống lại các loại kháng sinh khác.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao vi khuẩn chống lại được loại kháng sinh cực mạnh?