Những thông tin về chiếc đàn bầu - một nhạc cụ dân tộc của Việt Nam được các du khách nước ngoài yêu thích và cũng là nét du lịch văn hóa khi đến đất nước hình chữ S khiến Trung Quốc liền cho rằng nhạc cụ này ngoài ở Việt Nam thì ở Trung Quốc cũng có.

Việt Nam cần bảo vệ đàn bầu trước khẳng định là nhạc cụ của Trung Quốc

Haiyen | 14/10/2016, 14:04

Những thông tin về chiếc đàn bầu - một nhạc cụ dân tộc của Việt Nam được các du khách nước ngoài yêu thích và cũng là nét du lịch văn hóa khi đến đất nước hình chữ S khiến Trung Quốc liền cho rằng nhạc cụ này ngoài ở Việt Nam thì ở Trung Quốc cũng có.

Chia sẻ với phóng viên Một Thế Giớitại tọa đàm về cây đàn bầu ngày 13.10nhân dịpFestival Âm nhạc Á- Âu đang được tổ chức tại Hà Nội, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết: Đàn bầu là nhạc cụ độc nhất vô nhị tại khu vực châu Á, nói tới nhạc cụ đàn bầu ai cũng nhắc tới Việt Nam, việc có thông tin rằng đàn bầu được nhận là của Trung Quốc thì hoàn toàn không có cơ sở vì cách đây hơn 10 năm các nhạc sĩ, chuyên gia của Trung Quốc có sang Học viện Âm nhạc Hà Nội xin học về đàn bầu. Việcgiao lưu học hỏi của các nhạc sĩ đó là chuyện bình thường, thậm chí có những nhạc sĩ người Trung Quốc đã làm luận án về đàn bầu.Nên nói đàn bầu là nhạc cụ của Trung Quốc là hoàn toàn không chính xác."

Khẳng định việc Trung Quốc đưa tin chiếc đàn bầu là nhạc cụ của họ thì cũng không quá bất ngờ, NSND Xuân Hoạch - nghệ sỹ đàn bầu dân tộc Việt Nam - một trong những người sưu tập các loại nhạc cụ cổ truyền cho rằng trước đây Trung Quốc đã từng cho rằng ca trù là nhạc của Trung Quốc. Vì vốn dĩ đất nước này có người Việt di cư sang rất nhiều từ cách đây hàng trăm năm. Và dân tộc đó có gốc gác từ đất Việt nên họ có chơi đàn bầu hay hát ca trù thì cũng là điều dễ hiểu. Chúng ta có đủ bằng chứng và cơ sở để bác bỏ toàn bộ thông tin mà họ đưa ra như chúng ta đã từng bác bỏ ca trù là nhạc truyền thống của Trung Quốc vậy.

Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Tiến giới thiệu về cây đàn bầu Việt Nam

Đồng tình với ý kiến của NSND Xuân Hoạch, nhạc sỹ Thao Giang -Giám đốc Trung tâm phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam khẳnđịnh: Với tư cách là một nhạc sĩ đang giảngdạybộ môn nhạc cụ dân tộc, tôi nghĩ chúng ta không nên thờ ơ trước thông tin về nhạc cụ dân tộc cổ truyền của chúng ta sắp sửa bị "đánh cắp",chủ quyền văn hóa của dân tộc đang có nguy cơ bị mất đi. Chúng ta cần sớm đưa ra những giải pháp để bảo vệ và khẳng định chủ quyền với loại nhạc cụ này lên các cấp cao hơn để công nhận nhạc cụ độc đáo này, cụ thể làUNESCO.Việc nước bạn thích tìm hiểu và học đàn bầu là điều đáng hoan nghênh, tuy nhiên, nếu họ nhận vơ đàn bầu là của đất nước họ thì Bộ Văn hóa, thể thao và du lịchnên xem xét thật kỹ và đưa ra những giải pháp nhanh chóng, kịp thờinhằm xác định nguồn gốc của đàn bầu.Hiện nay, bộ môn đàn bầu thuộc khoa nghệ thuật truyền thống luôn là bộ môn có sức hút, có lượng sinh viên đông đảo nhất khoa. Giáo trình dạy bộ môn này cũng bài bản, đủ cả bậc trung học và đại học, thậm chí là có luận án tiến sĩ.

Trao đổi với báo chí trước đó, ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam cho biết: Việc làm cần thiết bây giờ đó chính là chúng ta nên lập hồ sơ đểtrình lên UNESCO công nhận đàn bầu là di sản văn hóa của Việt Nam. Bởi lẽ, Trung Quốc mới chỉ sử dụng và phổ biến rộng rãi nhạc cụ này thời gian gần đây thôi, cụ thể là tầm gần 20 năm và hiện nay chính nhạc cụ này đang đượcngười Trung Quốc nỗ lực cải tiến và quảng bá không chỉ trong phạm vi Trung Quốc mà còn thành lập công ty tuyên truyền về đàn bầu tại Mỹ và giới thiệu đàn bầu đến các nước trên thế giới.Tôi cho rằng đó mới là mấu chốt của vấn đề này và cũng là bài học để các cơ quan quản lý văn hoá nước ta suy nghĩ, bởi lẽ không chỉ có đàn bầu mà còn có nhiều sản phẩm văn hóa do nước ta sáng tạo nhưng lại nổi tiếng thế giới bởi những người ngoại quốc.

Có mặt trong buổi tọa đàm,NSND Nguyễn Tiến – người có công mang âm sắc của đàn bầu Việt Namra toànthế giớikhẳng định: “Cây đàn bầu Việt Nam là cây đàn độc đáo, phù hợp với tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam. Người Việt sống cởi mở nhưng sâu lắng, dịu dàng, tình cảm. Song, người Việt cũng trải qua nhiều sự mẩt mát đau thương của những cuộc chiến tranh nên vẫn ẩn sâu trong đó những nỗi buồn mà chỉ đàn bầu mới có thể thể hiện hết. Việc của chúng ta làm bây giờ chính là tập hợp hồ sơ để đánh dấu sựhiện hữu của nhạc cụ này trong nhạc dân tộc Việt Nam với bạn bè toàn thế giới.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam cần bảo vệ đàn bầu trước khẳng định là nhạc cụ của Trung Quốc