Lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu sẽ được UNESCO tổ chức tại Việt Nam và 4 quốc gia khác vào năm 2022.

Việt Nam cùng 4 nước châu Á kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Tiểu Vũ | 04/08/2021, 13:56

Lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu sẽ được UNESCO tổ chức tại Việt Nam và 4 quốc gia khác vào năm 2022.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) vừa công bố  kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 2022). Lễ kỷ niệm dự kiến sẽ tiến hành vào ngày 1.7.2022.

UNESCO cũng cho biết đã thông qua hồ sơ đề cử 4 quốc gia châu Á gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Ấn Độ sẽ cùng tổ chức sự kiện này. Các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà khoa học của 4 quốc gia trên sẽ được mời tham gia các hội thảo khoa học về cụ Nguyễn Đình Chiểu tổ chức tại Việt Nam.

Theo kế hoạch của UNESCO, các hoạt động kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu tập trung ở tỉnh Bến Tre - nơi ông sinh sống và sáng tác một thời gian dài cho đến ngày qua đời. 

Trong dịp này UNESCO sẽ phối hợp với các cơ quan văn hóa của Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động gồm các hội thảo khoa học, tổ chức triển trưng bày các tư liệu về hoạt động của nhà thơ, công diễn các tác phẩm sân khấu hóa về hình tượng Nguyễn Đình Chiều, giới thiệu diễn ngâm những tác phẩm thơ văn của ông đến với công chúng. 

ndc-tu-lieu.jpg
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu - Tranh tư liệu/internet

Nguyễn Đình Chiểu - còn gọi là cụ Đồ Chiểu là một nhà thơ - nhà giáo - nhà văn lớn của Việt Nam.  Ông sinh ngày 1.7. 1822 (tức năm Nhâm Ngọ) tại làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay là Q.1, TP.HCM), mất năm 1888 tại Ba Tri, tỉnh Bến Tre. 

Nguyễn Đình Chiểu xuất thân gia trong một đình nhà nho Nam Bộ, ông nổi tiếng hiếu học và thông minh từ thuở bé. Từ nhỏ ông đã theo học chữ Nho của các cụ thầy đồ trong làng.

Năm 11 tuổi gia đình gửi ông ra kinh đô Huế để học cao hơn. Ông sinh sống và học tập ở Huế đến năm 18 tuổi mới quay trở lại Gia Định. Năm Quý Mão (1843), ở tuổi 21 ông đã thi đỗ Tú tài vào trường thi Gia Định. 

Năm 1847, ông cùng em trai là Nguyễn Đình Tựu ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849). Cuối 1848 nhận tin qua đời mẹ qua đời ở Gia Định, ông bỏ thi, dẫn em theo đường bộ về lại Gia Định chịu tang mẹ. 

Trên đường trở về, do thương khóc mẹ, cộng với đường xa thời tiết khí hậu khắc nghiệt, khi đến Quảng Nam thì Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng rồi bị mù cả hai mắt. Ông được một danh y cứu chữa nhưng không khỏi được. Điều may mắn là thời gian dưỡng bệnh, vị danh y này đã truyền lại nghề thuốc cho ông. 

Nguyễn Đình Chiểu về đến nhà, đường học hành bị dừng lại, vì mù lòa nên việc hôn nhân của ông cụ bị bội ước. Ông đóng cửa thọ tang mẹ một thời gian dài. Đến năm 1851, vượt qua những đau thương mất mát ông quyết  định mở trường dạy học và làm nghề thầy thuốc ở Bình Vi (Gia Định). Truyện thơ Lục Vân Tiên của ông được sáng tác vào thời gian này.

Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới bà Lê Thị Điền (1835-1886, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc, trước thuộc Gia Định, nay là tỉnh Long An) làm vợ.

Năm 1859 sau khi chiếm Đà Nẵng, quân Pháp đánh Nam Kỳ, thành Gia Định thất thủ, Nguyễn Đình Chiểu đưa gia đình về Cần Giuộc sinh sống. Dù đôi mắt đã mù nhưng Nguyễn Đình Chiểu lại mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và sáng tác thơ văn. Tài năng và đức độ của ông vang khắp lục tỉnh Nam Kỳ.

Các tỉnh Nam Kỳ sau đó lần lượt rơi vào tay quân Pháp, ông cùng gia đình chạy giặc đến Ba Tri, Bến Tre. Tại đây ông tiếp tục dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho người dân và sáng thơ văn cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân. 

Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất ở tuổi 51. Buồn rầu vì vợ mất, cộng với việc phải sống trong cảnh nước mất nhà tan, bệnh tình của Nguyễn Đình Chiểu bắt đầu trở nặng.

Ngày 24.7.1888, Nguyễn Đình Chiểu qua đời tại Ba Tri, Bến Tre, thọ 66 tuổi. Ngày đưa cụ Đồ Chiểu đi an táng, trên cánh đồng An Đức hàng ngàn người dân Nam Bộ đầu đội khăn tang đến tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Ông được chôn cạnh mộ vợ trên cánh đồng An Đức (nay là ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre).

Nguyễn Đình Chiểu suốt đời sống theo đạo nghĩa. Bất cứ hoàn cảnh nào ông cũng toát lên khí chất của một nhà nho thanh cao khiến cho người đương thời kính trọng nễ phục. 

Trong văn chương, Nguyễn Đình Chiểu lấy quan niệm "chở đạo, sửa đời và dạy người" làm chủ đạo. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu vì chính nghĩa. Tác phẩm cũng là thái độ của ông với thời cuộc và chuyển tải tấm lòng yêu nước thương dân, khơi dậy lòng yêu nước, ca ngợi tinh thần chiến đấu và sự hy dũng của mọi tầng lớp nhân dân Nam Bộ thời bấy giờ. 

Hầu hết các tác phẩm chính của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đều được sáng tác bằng chữ Nôm. Tập thơ đầu tiên và cũng là tập thơ nổi tiếng nhất của ông là Lục Vân Tiên. Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. 

Ngoài ra ông còn sáng tác một số tác phẩm phản ánh chân thực về thời kỳ đau thương của đất nước và tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm như: Chạy giặc, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Định (1864), Mười bài thơ điếu Phan Tòng (1868), Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (1874), Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây…

Bài liên quan
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du xác lập Kỷ lục Thế giới
 Ngày 2.12, Tổ chức Liên minh Kỷ lục Thế giới đã chính thức gửi văn bản xác nhận kỷ lục thế giới mới dành cho tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du. Theo đó, “Truyện Kiều” chính thức trở thành “Tác phẩm văn học tạo nên nhiều kỷ lục quốc gia nhất”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam cùng 4 nước châu Á kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu