Dịch bệnh COVID-19 vẫn gia tăng vì tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh ở nước ta khá thấp, đặc biệt ở các trẻ em và Việt Nam đang nằm trong danh sách 20 quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp nhất.

Việt Nam nằm trong danh sách 20 quốc gia có số trẻ em '0 liều vắc xin'

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 08/05/2023, 15:30

Dịch bệnh COVID-19 vẫn gia tăng vì tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh ở nước ta khá thấp, đặc biệt ở các trẻ em và Việt Nam đang nằm trong danh sách 20 quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp nhất.

Ngành y tế yêu cầu phòng ngừa COVID-19 là việc dài hạn

Ngay sau khi Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống dịch COVID-19, người dân đã chủ động hơn trong việc tiêm phòng và đeo khẩu trang, dùng nước diệt khuẩn.

Ghi nhận trong ngày 7.5 chỉ có 1.952 ca mắc mới, giảm gần 1.000 ca so với ngày trước đó. Các ca mắc COVID-19 phải thở oxy cũng giảm xuống, số lượng bệnh nhân khỏi bệnh cũng tăng lên, giảm áp lực lớn cho ngành y tế.

Chia sẻ với phóng viên, PGS-TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng, cho rằng dù WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu nhưng không có nghĩa chúng ta sẽ bỏ rơi, không hành động gì. Ngành y tế ghi nhận các ca mắc COVID-19 tăng cao trở lại, đặc biệt là khi giao mùa và vào dịp lễ hội, số lượng người đi chơi, đi du lịch tăng cao càng khiến các ca nhiễm COVID-19 gia tăng mạnh mẽ. Với những trường hợp nặng và tử vong phần lớn vẫn là người có bệnh nền, người già, người chưa tiêm chủng, người suy giảm miễn dịch, bởi vậy, vắc xin vẫn đóng vai trò quan trọng để giảm tỷ lệ chuyển nặng, tử vong ở nhóm nguy cơ này.

Trước một số ý kiến COVID-19 đã giống như cúm mùa, ông Phu cho hay hội đồng chuyên môn sẽ họp, đánh giá, xem xét. Tuy nhiên, dù COVID-19 thuộc nhóm A hay nhóm B thì các vấn đề đánh giá nguy cơ và đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp là vô cùng quan trọng. Điều này giúp kiểm soát dịch, không bất ngờ trước diễn biến dịch và sẵn sàng đáp ứng phù hợp theo mức độ, dựa trên đánh giá nguy cơ đặc thù của từng bệnh, từng giai đoạn thời kỳ để kiểm soát dịch một cách bền vững, không tốn kém, lãng phí nhưng phải đủ nguồn lực để ứng phó với dịch bệnh cũng như đảm bảo được sự chăm sóc y tế tốt cho người dân.

Việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế về COVID-19 là một tin khá vui mừng, nhưng đối với tình hình dịch bệnh nước ta thì đây chính là thời điểm để nhìn lại hoạt động ứng phó tổng thể đối với vi rút này. Tuy nhiên chúng ta không được mất cảnh giác vì dịch bệnh CIVID-19 sẽ tiếp tục là một mối đe dọa. Công bố của ngày hôm nay thực sự là công bố về sự cần thiết phải tăng tốc và lập kế hoạch quản lý vi rút trong dài hạn.

tiem-tre-2.jpg
Bộ GD-ĐT tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 trong trường học, đặc biệt khuyến khích phụ huynh đồng ý cho con em học sinh tiêm phòng COVID-19

Các trường học cần tăng cường phòng chống dịch bệnh

Theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam đang nằm trong 20 quốc gia có số trẻ em "0 liều vắc xin". Có tới 187.315 trẻ dưới 1 tuổi không được tiêm một loại vắc xin nào trong năm 2021. Có hơn 20 loại vắc xin được báo cáo bị gián đoạn tiêm chủng thường xuyên như: Lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, viêm gan B, sởi, rubella... Đây là khoảng trống miễn dịch lớn, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao. Đặc biệt khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh mẽ ở nước ta, tỷ lệ phụ huynh cho con đi tiêm các loại vắc xin khác cũng giảm mạnh vì lo sợ con mình bị nhiễm bệnh.

Nhiều chuyên gia dịch tễ lo ngại tình trạng trẻ “nợ” vắc xin hiện nay, đây sẽ là khoảng trống miễn dịch, làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát dịch bệnh. Để lấp khoảng trống miễn dịch, BS Nguyễn Văn Thành (Trung tâm Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho rằng cần khẩn trương khôi phục tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đồng thời, triển khai các hoạt động tiêm chủng bù mũi, tiêm bổ sung cho đối tượng vùng có nguy cơ cao. 

Các chuyên gia dịch tễ cũng cho biết mùa nắng nóng là cơ hội cho vi rút, vi khuẩn phát triển. Việc trẻ khó ăn, khó ngủ do thời tiết khiến hệ miễn dịch kém hơn sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vì vậy, cha mẹ phải cho con tiêm phòng các loại vắc xin đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ trẻ trước các bệnh dịch nguy hiểm, đặc biệt là dịch bệnh COVID-19 vẫn còn hiện hữu, đe dọa.

Hiện nay, ngành giáo dục cũng liên tục tuyên truyền đến các học sinh và phụ huynh về việc phòng chống dịch bệnh COVID-19. Để thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, vừa nâng cao chất lượng giáo dục, ngành giáo dục đã yêu cầu các sở GD-ĐT và các trường dọn dẹp, bổ sung các cơ sở vật chất như xà phòng, nước sát khuẩn, khẩu trang, nhiệt kế điện tử…. đồng thời chủ động triển khai kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. Tiếp tục tuyên truyền, vận động, rà soát, lập danh sách và phối hợp cơ quan y tế tại địa phương để thực hiện việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ em, học sinh, sinh viên nhằm đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các sở GD-ĐT khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo khi có tình huống dịch bệnh phức tạp xảy ra theo quy định.

Bài liên quan
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine
Chiều 21.11, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam nằm trong danh sách 20 quốc gia có số trẻ em '0 liều vắc xin'