Phán quyết cuối cùng đã được EU thông qua với 438 phiếu thuận, 226 phiếu chống và 39 phiếu trắng, buộc các công ty như Google, Facebook phải trả phí cho các nội dung bản quyền trên nền tảng của họ.

EU thống nhất buộc Google, Facebook trả phí bản quyền cho nghệ sĩ, nhà báo

ITC News | 14/09/2018, 16:02

Phán quyết cuối cùng đã được EU thông qua với 438 phiếu thuận, 226 phiếu chống và 39 phiếu trắng, buộc các công ty như Google, Facebook phải trả phí cho các nội dung bản quyền trên nền tảng của họ.

Các nghị sĩ thuộc Liên minhchâu Âu (EU) mới đây đã có kết luận đối với một vấn đề bản quyền gây tranh cãi lớn trong thời gian qua, đó là thông qua các quy định mới buộc các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook trả tiền cho những nội dung có bản quyền đăng trên các nền tảng Facebook hay Google News, YouTube.

Với quy định mới, các đại gia công nghệ sẽ phải chia sẻ doanh thu với các nhà sáng tạo nội dung, như các nghệ sỹ và nhà báo. Cụ thể, luật bản quyền mới có nhiều thay đổi so với dự thảo ban đầuvà các nghệ sỹnhư nhạc sỹ, người biểu diễn và cả các nhà báo, hãng tin tức, sẽ được trả tiền nếu nội dung của họ được chia sẻ trên các nền tảng như YouTube của Google hay Facebook, và cả các ứng dụng tin tức như Google News.

Các nền tảng công nghệ và các nhà hoạt động internet đã phản đối kết quả trên của nghị viện châu Âu. Google, Facebook và các công ty công nghệ khác có thể sẽ phải tiến hành thương lượng giấy phép với những nội dung xuất hiện trên nền tảng của họ. Điều này khiến các công ty đau đầu, sau khi các nhà lập pháp ủng hộ đề xuất về luật bản quyền mới, được đưa ra năm 2016 của Ủy ban châu Âu.

Tháng 7 vừa qua, Nghị viện châu Âu đã từ chối các quy tắc nhưng cuối cùng lại ủng hộ trong một cuộc bỏ phiếu cuối cùng diễn ra hôm thứ Tư vừa qua (12.9). Theo đó, nếu các công ty công nghệ như Google, Facebook không thương lượng giấy phép với các nhà sản xuất video hoặc âm nhạc, hay các tòa soạn báo, các công ty công nghệ có thể phải chủ động lọc nội dung có bản quyền từ những gì người dùng tải lên nền tảng của họ. EU đã phán quyết rằng mọi nội dung đưa lên các nền tảng đều phải được kiểm tra để tránh không vi phạm bất kỳ bản quyền nào.

Quyết định nói trên của EUlà một phần nỗ lực thúc đẩy rộng hơn của các nhà lập pháp nhằm buộc các dịch vụ web phải chịu trách nhiệm pháp lý nhiều hơn về những gì xuất hiện trên trang web của họ. Trước đó, Ủy ban đã đề xuất luật mới buộc các công ty internet phải xóa các video của Nhà nước Hồi giáo và nội dung khủng bố khác khỏi các dịch vụ trong vòng một giờ hoặc sẽ bị phạt nếu họ không làm như vậy. Nỗ lực đó của các nhà lập pháp EU đã đánh dấu một sự thay đổi lớn, từ việc các nền tảng công nghệ vốn không bị ràng buộc trách nhiệm, nay đã phải có biện pháp để tuân thủ.

“Fair play” với nghệ sĩ và nhà báo

Trênthực tế, trách nhiệm pháp lý mới đòi hỏi các bên phải trả tiền cho chủ sở hữu bản quyền đối với tài liệu có bản quyền mà họ cung cấp. Văn bản cũng đặc biệt yêu cầu chính bản thân các nhà báo, chứ không phải chỉ các nhà xuất bản của họ, mới được hưởng lợi từ khoản doanh thu chia sẻ với các hãng công nghệ.

"Các nhà lập pháp châu Âu" đã quyết định buộc các công ty phải lọc internet để mang lại lợi ích cho các nhà sáng tạo nội dung, trong ngành công nghiệp âm nhạc và xuất bản, mặc dù các hãng công nghệ phản đối mạnh mẽ”, Siada El Ramly, tổng giám đốc Edima, một hiệp hội nền tảng internet bao gồm Facebook và Google cho biết.

Các chủ sở hữu bản quyền âm nhạc, hình ảnh và nội dung khác tin rằng các quy tắc là cần thiết để họ thương lượng chia sẻ doanh thu với các công ty web như Google và Facebook.

"Đây là một chiến thắng với châu Âu, khẳng định sự độc lập của chính quyền với các gã khổng lồ công nghệ, vốn đã thu lợi từ pháp luật lỗi thời", Anders Lassen -Chủ tịch GESAC, một hiệp hội các nhà soạn nhạc châu Âu cho biết. Hiệp hội đã thêm các quy tắc "cuối cùng sẽ cung cấp các công cụ để đảm bảo mức thù lao công bằng cho người sáng tạo".

Các quy tắc bản quyền mới cũng sẽ cung cấp cho nhà xuất bản các quyền hợp pháp mới để giúp họ tìm kiếm bồi thường từ các công cụ tìm kiếm như Google khi hiển thị phần giới thiệu bài viết của họ. Gần đây, Google News đã ngừng hiển thị các đoạn trích như vậy dưới tiêu đề bài viết, tùy thuộc vào phiên bản luật cuối cùng, các đường liên kết và tiêu đề bài viết cũng có thể được đề cập trong các quy định của luật.

Phiên bản cuối cùng của luật bản quyền mới vẫn cần nhận được đồng ý của ủy ban và các quốc gia thành viên EU.

Theo Thu Anh (Bloomberg/ITC News)
Bài liên quan
Reuters: Tòa án tối cao Mỹ đang nghiêng về ủng hộ lệnh cấm TikTok
Tòa án tối cao Mỹ đang xem xét vụ kiện liên quan đến việc cấm hoặc buộc TikTok bán lại quyền sở hữu tại Mỹ, với trọng tâm tranh luận đặt vào những lo ngại về an ninh quốc gia và quyền tự do ngôn luận.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU thống nhất buộc Google, Facebook trả phí bản quyền cho nghệ sĩ, nhà báo