Một phần quan trọng chính là việc CPTPP có thể giúp Việt Nam cải cách thể chế trong nước, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng hơn...

Việt Nam trông đợi gì từ CPTPP?

Anh Thư | 23/02/2018, 16:46

Một phần quan trọng chính là việc CPTPP có thể giúp Việt Nam cải cách thể chế trong nước, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng hơn...

Văn bản cuối cùng (bằng tiếng Anh) của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) đã được các nước tham gia công bố hôm 21.2, qua đó báo hiệu thỏa thuận này tiến gần hiện thực hơn bao giờ hết ngay cả khi không có sự tham gia của Mỹ.

Các thủ tục trong nước của mỗi quốc gia thành viên đang được hoàn tất để có thể tiến hành ký kết hiệp định này vào ngày 8.3.2018 tại Santiago, Chile. Việt Nam cũng phối hợp với các nước để hoàn thành thủ tục trong nước và tham gia ký kết theo lộ trình trên.

Theo Vụ Chính sách đa biên (Bộ Công Thương), mặc dù không còn Mỹ nhưng CPTPP vẫn được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn nhất được kết thúc đàm phán trong thời gian gần đây, dự kiến sẽ đem lại lợi ích cụ thể cho tất cả các nước tham gia.

Với Việt Nam, một số khía cạnh trông đợi từ CPTPP bao gồm:

Về mặt chính trị - đối ngoại, CPTPPsẽ là tập hợp có ý nghĩa của các nước trong khu vực, có khả năng đem lại các lợi ích và lợi thế thiết thực, từ đó tác động để các nước cân nhắc tham gia CPTPP, thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đối với lĩnh vựckinh tế, việc tham gia CPTPP xét về tổng thể là có lợi cho Việt Nam. Hiệp định sẽ góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Úc, Canada, Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển.

Phần quan trọng khác chính là việc CPTPP giúp Việt Nam cải cách thể chế trong nước, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Đây mới là các lợi ích mang tính lâu dài.

Bên cạnh đó, vẫn theo Vụ Chính sách đa biên, CPTTP có tính mở, khi có nước khác tham gia hiệp định thì lợi ích với Việt Nam cũng sẽ tăng lên. Là nước tham gia từ đầu nên Việt Nam sẽ có lợi thế hơn trong việc bảo vệ các lợi ích của mình.

CPTPP là tên mới của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 thành viên. TPP gần như rơi vào bế tắc hồi năm ngoái sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi hiệp định, lấy lý do ưu tiên bảo vệ việc làm cho người lao động Mỹ.

Đến tháng 1.2018, 11 thành viên còn lại (Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam) đã hoàn tất một hiệp định thương mại sửa đổi, được gọi tắt là CPTPP.

Theo kế hoạch, CPTPP sẽ được ký kết tại Chile vào ngày 8.3 tới để dự kiến bắt đầu có hiệu lực từ cuối năm 2018 hoặc nửa đầu năm 2019. Hiệp định mới có thể sẽ giảm thuế đối với 11 nền kinh tế chiếm tổng cộng hơn 13% GDP toàn cầu - khoảng 10.000 tỷUSD.

A.Thư tổng hợp
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam trông đợi gì từ CPTPP?