Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (“Techcombank”) vừa huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá lên tới 1 tỉ USD, đánh dấu một mốc mới trong hoạt động huy động vốn nước ngoài của ngân hàng. Cho đến nay, đây là khoản tín dụng trung dài hạn có trị giá lớn nhất của một định chế tài chính Việt Nam trên thị trường hợp vốn quốc tế.
Dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) đã được Bộ Tài chính hoàn thiện và đang đưa ra lấy ý kiến rộng rãi. Trong đó có quy định dự kiến UBND cấp tỉnh chỉ được vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Theo Bộ Tài chính, trong 8 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã đàm phán, ký kết 28 Hiệp định vay với tổng trị giá quy đổi khoảng 4,816 tỉ USD, trong đó chủ yếu vay từ các nhà tài trợ lớn như World Bank, ADB và Nhật Bản.
Phó Thủ tướng yêu cần Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục rà soát các dự án BOT đã và đang thực hiện để có điều chỉnh kịp thời; công khai thông tin dự án để các cơ quan quản lý nhà nước và nhân dân giám sát.
Nếu các động thái cải cách chỉ dừng lại ở việc gỡ bỏ các rào cản về pháp lý với các doanh nghiệp mà không điều chỉnh tăng nguồn vốn đầu tư, thì cải cách kinh tế sẽ là vô nghĩa. Vậy, khi nào thì nguồn vốn đầu tư được rót tới các doanh nghiệp Việt Nam?
Việt Nam đang đẩy mạnh tốc độ và quy mô vay mượn các nguồn vốn nước ngoài để đầu tư phát triển, nhưng lại đang có xu hướng khiến cho tình trạng tham nhũng, lãng phí, thất thoát và sử dụng kém hiệu quả trở nên nghiêm trọng và đáng báo động hơn rất nhiều.
Đáng chú ý, TP.HCM là trung tâm kinh tế của khu kinh tế trọng điểm phía nam nên nhận được số lượng dự án FDI lớn nhất. Và ở nhiều tỉnh thành khác, dòng vốn nước ngoài cũng tăng mạnh vào các khu công nghiệp