Tra cứu trên cổng thông tin điện tử của Bộ TT&TT hoặc trang thông tin điện tử của Sở TT&TT là một trong hai cách mà đại diện Viện KSND tỉnh Phú Thọ gửi đến mọi người để phòng tránh khi tham gia các dịch vụ game trên mạng.
Trong phần luận tội, trước khi đưa ra lời luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ án đánh bạc nghìn tỉ, đại diện Viện KSND tỉnh Phú Thọ đã gửi thông điệp đến mọi người nhằmphòng tránh khi tham gia các dịch vụ game trên mạng.
Cách nhận biết game trên mạng hợp pháp hay không?
Viện KSND Phú Thọcho rằng pháp luật đã nêu rõ, song sẽ có những người chưa hiểu rõ một số khái niệm về thuần phong, mỹ tục, văn hóa, đạo đức của dân tộc… nên pháp luật quy định Bộ TT&TT cấp phép, quản lý hoạt động này, và phải được công khai để người dân biết.
Thông qua việc xử lý vụ án này, Viện KSND Phú Thọgửi đến mọi người thông điệp: Thứ nhất, muốn biết trò chơi này có được cấp phép hay không thì phải tra cứu trên cổng thông tin điện tử của Bộ TT&TT; hoặc trang thông tin điện tử của Sở TT&TT.
Ngoài ra, mọi người có thể xem bản thông báo tại các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn để xem Danh sách các trò chơi điện tử G1 đã được cấp, thu hồi quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản; danh sách các trò chơi điện tử G2, G3, G4 đã thực hiện thủ tục thông báo cung cấp dịch vụ, danh sách các trò chơi đã ngừng cung cấp.
Thứ hai, trong các trường hợp chưa tra cứu được danh sách các game được phép lưu hành thì xem trên màn hình trò chơi có hiển thị nội dung: Phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi (18+; 12+; 00+) ở vị trí phía trên, góc trái của khung quảng cáo và màn hình thiết bị. Có thông tin khuyến cáo với nội dung “Chơi quá 180 phút một ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe” tại vị trí dễ nhận biết ở diễn đàn của trò chơi, và trên màn hình thiết bị của người chơi trong suốt quá trình chơi hay không?
Bị cáo Phạm Quang Minh khai báo trước tòa - Ảnh chụp màn hình
Tài sản “đội nón ra đi” theo trò đỏ đen
Tại tòa, bị cáo Phạm Quang Minh (SN 1974, trú tạixã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) khai đã tham giađánh bạc bằng game bài Rikvip/Tip.Clubtừ ngày 22.6.2016 đến ngày 5.8.2017.
Theo cáo trạng, ngày 08 và 09.8.2016, Phạm Quang Minh đã tham gia35phiên đánh bạc.Trong đó,số phiên đặt cược từ6.024.100 Rik(tương đương 5.000.000 đồng) trở lên là28phiên. Số phiên đặt cược từ60.241.000 Rik(tương đương 50.000.000 đồng) trở lên là01phiên, trong đó, có phiên đặt cược99.000.000 Rik, tương đương82.170.000 đồng, được hệ thống trả thắng cược là196.020.000 Rik, tương đương162.696.600 đồng.
Tuy nhiên, toàn bộ số tiền cờ bạc đó đã mất trắng và theo bị cáo Minh, đến nay, bị cáo không có nhà cửa và cũng không biết vợ mình bỏ đi đâu.
Phạm Quang Minh là con bạc thuộc đại lý của Chu Khắc Hữu. Sau khi xét hỏi đối với bị cáo Minh, HĐXX xét hỏi bị cáo Chu Khắc Hữu, thuộc đại lý cấp 1 của hệ thống game bài RikVip/Tip.Club.
Cáo trạng nêu rõ: bị cáo Chu Khắc Hữu (SN 1990, trú tại TP.Nam Định, tỉnh Nam Định), làm đại lý cấp 1 cho hệ thống game bài Rikvip -Tub.Club từ ngày 17.9.2016. Hữu đã xây dựng được96đại lý cấp 2 (trong đó có24đại lý cấp 2 đồng thời là đại lý cấp 2 của hệ thống game bài 23Zdo, Zon.Club). Trước khi trở thành đại lý cấp 1, Hữu tham gia đường dây đánh bạc trực tuyến với vai trò là đại lý cấp 2.
“Điều kiện để đại lý cấp 2 được đôn lên đại lý cấp 1 là doanh số cao, lượng mua bán Rik nhiều. Bị cáo chủ yếu quảng cáo trên facebook cá nhân để lôi kéo các con bạc”, Chu Khắc Hữu đã khai trước tòa như vậy. Ngoài ra, bị cáo Hữu cũng cho biết mỗi lần giao dịch, bị cáo trả 1% phí giao dịch do hệ thống tự trừ, bị cáo mở 12 tài khoản ngân hàng để giao dịch mua bán Rik. Toàn bộ các tài khoản này đã bị phong tỏa cùng với 369 triệu đồng trong tài khoản.
Tổng số tiền Hữu được hưởng lợi trong thời gian làm đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2 là2,3 tỉ đồng. Số tiền phong tỏa trên, bị cáo Hữu có đơn tự nguyện giao nộp để phục vụ cho quá trình điều tra.
VKS cũng lưu ý mọi người tham khảo Điều 4 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT ngày 29.12.2014:
Điều 4. Phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi
1. Trò chơi điện tử được phân loại theo các độ tuổi như sau:
a) Trò chơi điện tử dành cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên, ký hiệu là 18+) là trò chơi có hoạt động đối kháng có sử dụng vũ khí; không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh khiêu dâm;
b) Trò chơi điện tử dành cho thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu là 12+) là trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu có sử dụng vũ khí nhưng hình ảnh vũ khí không nhìn được cận cảnh, rõ ràng; tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu; không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người;
c) Trò chơi điện tử dành cho mọi lứa tuổi (ký hiệu là 00+) là những trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình; không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí; không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực; không có hình ảnh, hoạt động, âm thanh, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người.
Nhã Thanh
Vụ án đánh bạc nghìn tỉ: Game bài RikVip đã được ‘nuôi dưỡng’ như thế nào?
Phan Sào Nam: Biến cố này là một sự may mắn
Bị cáo Phan Văn Vĩnh: Tôi đã đưa cả bầy ong vào tay áo