Một tấm ảnh chế đã lọt vào bộ sách tư liệu “150 năm hình bóng Sài Gòn” khiến cho nhiều bên liên quan phải đưa ra lời xin lỗi với bạn đọc, nhưng không phải chỉ xin lỗi là xong…

Vụ ảnh chế trong “150 năm hình bóng Sài Gòn” không phải xin lỗi là xong

Tiểu Vũ | 15/08/2016, 12:51

Một tấm ảnh chế đã lọt vào bộ sách tư liệu “150 năm hình bóng Sài Gòn” khiến cho nhiều bên liên quan phải đưa ra lời xin lỗi với bạn đọc, nhưng không phải chỉ xin lỗi là xong…

Theo như giới thiệu của NXB Trẻ, 150 năm hình bóng Sài Gòn của nhiếp ảnh gia Tam Tháilà tập sách quý và hiếm, một tài liệu bổ ích để hiểu thêm về sự hình thành và phát triển của Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh qua 150 năm. Ảnh về thành phố Sài Gòn từ năm 1863 là năm có những hình ảnh đầu tiên về Sài Gòn được ghi nhận và công bố đến những hình ảnh mới chụp năm 2013 – tròn 150 năm. Thông qua hình ảnh tư liệu quý giá của tác giả sưu tập và sở hữu về Sài Gòn xưa (thời Pháp thuộc) đến những hình ảnh hiện nay, thông qua những chú giải và lời bình, người đọc sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn sự hình thành và phát triển của Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh trong 150 năm qua. Và qua đó càng hiểu rõ và quý yêu hơn về thành phố nơi ta đang sống.

Sách phát hành từ năm 2015 với số lượng 1.000 cuốn, đến tháng 8.2016 thì sách bị độc giả phát hiện tác giả Tam Thái đã nhầm lẫn khi dùng bức ảnh tư liệu của nhà báo ngườiHà Lan Hubert Van Es chụp dòng người Sài Gòn di tản leo cầu thang lên nóc nhà tiếp cận với máy bay trực thăng vào trưa ngày 29.4.1975. Tấm ảnh đánh số 515 được tác giả Tam Thái chú thích “Nhưng khi quá đầy, cái cầu thang dã chiến bị đạp văng ra... Năm 1990, phóng viên này có dịp trở lại Việt Nam, vẫn không thể nào quên được giây phút ấy". Tuy nhiên bức ảnh và lời chú thích rất cảm tính và đầy chủ quan của tác giả Tam Thái lại rơi vào một tấm ảnh “chế” trôi nổi trên mạng internet mà tác giả đã “sưu tầm” về đưa vào sách.

Nếunhư bức ảnh không được chính người chế ra nó phát hiện, thì có lẽ bức ảnh này sẽ được xem như một phần bằng chứng về khoảnh khắc lịch sử của đất nước. Tác giả của "trò nghịch" này là họa sĩ thiết kế Trương Huyền Đức. Họa sĩ Đức cho biết, đây chỉ là tấm ảnh ghéptừ tấm ảnh gốc của nhiếp ảnh người Hà Lan Hubert Van Es. Mục đích của việc ghép tấm ảnh nổi tiếng này chỉ là trò vui của mình cách đây 6 năm về trước. Tấm ảnh ghép này được tồn tại trongmột nhóm nội bộở một nhómdo các họa sĩ lập ra để trao đổi nghề nghiệp và ý tưởng trong thiết kế đồ họa. Sau đó thìkhông hiểu vìsao tấm ảnh ghép vui đóđược lọt ra ngoài và có mặt trong cuốn150 năm hình bóng Sài Gòncủa nhà nhiếp ảnh Tam Thái.

Tấm ảnh gốc của tác giảLan Hubert Van Es và tấm ảnh chế

Sự cố bi hài này đã được ông Tam Thái tác giả của cuốn sách rất cầu thị, ông đã chính thức đưa ra lờixin lỗi độc giả cả nước, bên cạnh đó NXB Trẻ đã nhanh chóng ra quyết định cho đình chỉ phát hành cuốn sách ngay trong ngày 11.8. Ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc NXB Trẻ, khẳng định tác giả Tam Thái đã xác nhận có điểm sai trong cuốn sách như độc giả phát hiện. Đến ngày 12.8 phía NXB đã triệu tập và thành lập hội đồng thẩm định của NXB để xem xét lỗi sai sót này. Trong sự việc này, có cả cái sai của tác giả và trách nhiệm của biên tập viên. Ông Nguyễn Minh Nhựt cũng đã thay mặt NXB xin lỗi độc giả vì sự cố rất đáng tiếc này.

Cũng theo ông Nguyễn Minh Nhựt, NXBkhông phải chỉ xin lỗi với độc giảlà xong. Đây là sự cố mang tính chất đánh động, tác giả và NXB sẽ phải ngồi lại xem xét nghiêm túc toàn bộ cuốn sách, có cần phải bổ sung, thay thế, chỉnh sửa chỗ nào nữa không. Sắp tới trong ấn bản mới thay thế cuốn sách bị lỗicần phải có lời nói đầu thưa lại với độc giả về sự cố cũ, mong độc giả thương và bỏ qua, còn ai không thương cũng phải chấp nhận bởi vì rõ ràng mình sai.

Ngoài lời xin lỗi chính thức với độc giả, biện pháp khắc phục sự cố của NXB trẻ được đưa ra là xin thu hồi toàn bộ ấn phẩm mà độc giả đã mua và sẽ đổi lại bằng sách mới. Nếu độc giả ở xa, NXB Trẻ cũng sẽ chịu toàn bộ phí tổn gởi chuyển sách đi và sách đến.

Qua việc này chúng ta có thể thấy, việc sưu tranhững bức ảnh tư liệu có tính lịch sử đòi hỏi phải nghiêm túc và khoa học, với tư liệu lịch sử quan trọng khi quyết định đưa vào sách cần phải được kiểm chứng một cách rõ ràng nhất của một hội đồng thẩm định chuyên môn. Việc tác giả và biên tập viên của NXB Trẻnhầm lẫn về tấm ảnh tư liệu cũng gióng lên hồi chuông báo động về việc tùy tiện chế ảnh, ghép ảnh bằng kỹ thuật photoshopđưa lên mạng. Có thểđối với những nguời chế ảnh là một trò vui vô thưởng vô phạt, nhưng đôi khi hậu quả sẽ là những điều rất tệ hại. Với những bức ảnh có tính lịch sử thì phải được tôn trọng tính nguyên bản, không nên cắt xén, ghép một cách vô ý thức được.

Trở lại với cách làm của NXB Trẻ với những sản phẩm bị lỗi, đâykhông phải là lần đầu tiên NXB Trẻ có những quyết định quyết liệt với những ấn phẩm bị lỗi, ngoài cuốn 150 năm hình bóng Sài Gòn, trước đó NXB Trẻ cũng đã cho thu hồi và tiêu hủy cuốn Truyện Kiều ấn bản năm 2015 khi tác phẩm bị một số nhà nghiên cứu và các học giả đã pháthiện còn một số chỗ chưa chuẩn xác và đồng thuận hoàn toàn với chú giải về thân phận của nhân vật Đạm Tiên. Từ “ca nhi” trong câu “Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi” được giải thích: “Ca nhi: Tống thư có câu: “Ca nhi, vũ nữ” (con trai hát, con gái múa)”. Với cách chú giải như vậy, người đọc sẽ hiểu ca nhi là “con trai hát” còn nghĩa của vũ nữ là“con gái múa”. Đồng thời với cách giải thích đó cũng đã vô tình "chuyển giới" của Đạm Tiên từ nữ thành nam.

Tiếp đó vào cũng trong năm 2015, NXB Trẻ cũng đã cho thu hồi tập thơ Thêm một ngày để sống của nhà thơ Ngô Liêm Khoan với lỗi đã in hình ảnh tờ giấy bạc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lên bìa bốn của cuốn sách.

Với một cuốn sách bị lỗi, việc bị thua lỗ trong kinh doanh là chuyện đã đành, nhưng hình ảnh và uy tín của NXB bị giảm sút với độc giả là một mất mát rất lớn. Việc làm rất quyết liệt của NXB Trẻ đối với ấn phẩm bị lỗi cũng là cách làm được độc giả rất hoannghênh.

Vũ Y Nguyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ ảnh chế trong “150 năm hình bóng Sài Gòn” không phải xin lỗi là xong