Suốt buổi trò chuyện, chị Hạnh cũng giải thích nguyên do vì sao gả con đã lâu nhưng đến hơn một năm sau mới tố cáo hành vi của bà Thu ra cơ quan pháp luật.

Vụ buôn người qua Trung Quốc- Bài 2: 'Có ở tù, tôi cũng phải đưa con về'

Nguyên Việt | 28/08/2019, 06:35

Suốt buổi trò chuyện, chị Hạnh cũng giải thích nguyên do vì sao gả con đã lâu nhưng đến hơn một năm sau mới tố cáo hành vi của bà Thu ra cơ quan pháp luật.

Tìm đường về quê hương

Do lo lắng cho con, nhưng trách nhiệm của mẹ con bà Thu ngày càng nhạt nhòa với các con của chị Hạnh, nên chị không yên tâm. Lúc trước, haichị em N. và Y. thỉnh thoảng có gặp nhau nói chuyện, nhưng càng về sau, gia đình chồng haibên càng siết chặt không cho các em ra ngoài. Thậm chí có lúc, Y. còn bị đánh đập, những lúc như thế Y. lại gọi cho A Khương, sau một vài lần khuyên bảo, cuối cùng A Khương cũng không thèm quan tâm.

Mấy tháng trước, do gia đình chồng của N. canh phòng lỏng lẻo, N. trốn ra và tìm đường về Việt Nam. Tất cả là nhờ N. lên kế hoạch với A Khương trước và liên hệ với bạn bè trước, nhờ đủ sự giúp đỡ có thể mới về nước được. Nhưng đường về của N. cũng chưa thuận buồm xuôi gió. Đưa N. đến Móng Cái, A Khương bỏ về Trung Quốc mà không để lại cho N. đồng lộ phí nào để về Cần Thơ.

May mắn trên đường về có 1 cô gái quê ở miệt Thứ (Kiên Giang), cũng lấy chồng Trung Quốc làm bạn đồng hành. N. gọi điện cho cha, nhờ cha đem tiền đến nhà của cô gái này. Sau khi xác nhận gia đình đã nhận tiền, cô gái mới giúp đỡ N. lộ phí để đi xe về Cần Thơ.

Biết được N. đã trốn về Việt Nam, gia đình chồng của Y. càng siết chặt quản lý con dâu. Họ thường xuyên nhốt Y. ở nhà một mình, tất cả cửa đều bị khóa trái. Mỗi lần gọi điện cho con, chị Hạnh lòng lại như lửa đốt và liên tục hối thúc Thu nhắc con gái giải cứu Y. về nước. “Giờ chỉ cònmỗi con Y. ở bên đó, vợ chồng tôi lo lắm. Trước còn có chị có em, nhưng rồi cuối cùng tôi hạ quyết tâm phải đưa con Y. về bằng được, tôi đồng ý trả lại tiền, chịu tiền lộ phí cho con tôi về nhưng họ không chịu”, người mẹ kể lại.

Qua Tết năm 2019, chị Hạnh phát hiện A Khương thường xuyên về nhà bên Việt Nam, tìm hiểu chị mới biết cô gái này bất hòa với chồng. A Khương muốn về nước và tìm đường lấy chồng sang nước khác. Người mẹ nghĩ đến việc con gái không còn ai nương tựa bên đó thì như ngồi trên đống lửa. Chị liên tục tìm gặp Thu đòi đưa con về, nhưng bà này liên tục né tránh.

Cuối cùng chị Hạnh đành viết đơn tố cáo hành vi của Thu ra tòa. Sau nhiều lần chạy đôn chạy đáo, nhà chức trách cũng nhận đơn của chị. “Giờ có xảy ra chuyện gì thì tôi cũng chịu trách nhiệm tới cùng. Tôi chấp nhận hết, có ở tù tôi cũng phải đưa con tôi về”, chị Hạnh quả quyết.

Vợ chồng chị Hạnh hiện đang ở nhà thuê, công việc hằng ngày của anh Tha là chạy ghe thuê, chở rơm, hàng hóa cho khách… công việc lúc có lúc không nên cái nghèo cứ bủa vây. Còn chị Hạnh cũng làm thuê làm mướn, có lúc lên tận Bình Dương để làm công nhân. Mấy tháng qua, vì làm việc với công an, chị Hạnh phải bỏ hết công việc để chạy đôn chạy đáo, chờ đợi kết quả từ ngành chức năng.

Bùi Thúy Thu, người bán haichị em sinh đôi sang Trung Quốc - Ảnh: Thanh Nguyên

Hiện nay, Y. đã có thai ở tháng thứ 4, gia đình chồng càng siết chặt quản lý giam lỏng Y. trong nhà. Qua Trung Quốc đã một năm rưỡi nhưng Y. hiện không biết là mình ở tỉnh, thành phố nào ở Trung Quốc, em đã nhiều lần tìm hiểu nhưng gia đình chồng tuyệt nhiên không mở miệng. Thậm chí, hóa đơn điện nước, họ cũng đem giấu biệt sau khi thanh toán, tuyệt nhiên không để cho Y. thấy.

Chị Hạnh cung cấp thêm thông tin, ở khu vực nơi haicon gái chị lấy chồng, cũng có khoảng 6 - 7 cô gái từ miền Tây qua đây. Tất cả đều là do A Khương mai mối.

Bắt giữ bà mai

Giữa tháng 8.2019, Viện KSND TP.Cần Thơ đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Bùi Thúy Thu để điều tra hành vi mua bán người dưới 16 tuổi. Như vậy, sau những cố gắng của chị Hạnh, Thu đã sa lưới pháp luật. Tại cơ quan điều tra, bà Thu khai nhận, trước đó có quen biết mộtngười đàn ông tên Hùng qua mạng xã hội.

Hùng đề nghị bà Thu tìm các cô gái trẻ gả qua Trung Quốc để đổi lấy tiền công là 5 triệu đồng mỗi người. BàThu về, “mở hàng” gả chính con gái mình là A Khương sang Trung Quốc và nhận 80 triệu đồng. A Khương khi ở Việt Nam từng có chồng và có đứa con nhỏ. Hiện nay sau hainăm làm dâu Trung Quốc, cô cũng đã sinh cho nhà chồng 1 đứa con.

Nhà của Thu ở sâu trong ruộng tại xã Trung Hưng, H.Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ. Người quen của Thu cho biết, mấy năm trước Thu cũng lam lũ nghèo khó, nhưng sau khi con gái lấy chồng nước ngoài thì người phụ nữ này phất lên thấy rõ. “Lúc trước tính tình nó cũng được lắm, nhưng sau này (khá lên - PV) thì thay đổi hoàn toàn, không nói chuyện được”, mộtngười quen của Thu cho hay.

Vợ chồng Thu không có ruộng vườn, lúc trước chỉ có nghề làm thuê làm mướn. Về sau, Thu chuyển sang kiếm sống bằng cách đi kiếm các cô gái trẻ để gả qua Trung Quốc. Đầu năm 2019, hàng loạt người nhà của những cô gái được Thu giới thiệu gả đi tìm đến đòi đưa con họ về. Nhiều người hăm dọa, làm khó dễ. Và Thu từng có thời gian phải đến Vũng Tàu để lánh nạn cho đến khi công an triệu tập về.

Mộttrong những nạn nhân của Thu có gia đình ở TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang. Cô gái này được gả đi khi cũng bằng tuổi với N. và Y. “Cha mẹ của con bé này cực lắm, mà hiền khô hà. Họ cũng làm đơn tố cáo hành vi của Thu rồi, nhưng giờ không biết làm sao để đưa con họ về. Họ gọi điện than khóc với tôi nhiều lắm, tôi cũng không biết làm sao nữa, con gái tôi cũng còn ở bển mà”, chị Hạnh kể trong cơn xúc động.

Theo những gì chị Hạnh trường thuật, dễ dàng nhận thấy các đối tượng mà Thu nhắm tới luôn có một đặc điểm chung là gia cảnh khó khăn. Sau khi hiểu được hoàn cảnh gia đình, Thu sẽ tìm đủ mọi cách lân la, dụ dỗ để họ giao con gái cho Thu. Khi nhận được cái gật đầu đồng ý, việc còn lại Thu sẽ lo và còn tùy vào những gia đình khác nhau mà số tiền gả con còn bị ăn bớt.

Như gia đình cô bé ở Long Xuyên không được nhận 70 triệu đồng như đã hứa mà chỉ nhận vỏn vẹn 30 triệu. Điều này khiến những bậc làm cha mẹ vô cùng xót xa ân hận khi trót tin lời của Thu.

Vụ việc hiện vẫn đang được ngành chức năng mở rộng điều tra.

Thanh Nguyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ buôn người qua Trung Quốc- Bài 2: 'Có ở tù, tôi cũng phải đưa con về'