Liên quan đến vụ án tai nạn ca nô tại vùng biển Cần Giờ xảy ra ngày 2.8.2013 khiến 9 người thiệt mạng, ông Vũ Văn Đảo, Giám đốc Công ty Việt Séc - bị can trong vụ án, mới đây đã có đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng về điều mà ông coi là các vi phạm trong hoạt động tố tụng của vụ án này.

Vụ cano Cần Giờ: Giám đốc Công ty Việt Séc nêu nhiều vi phạm của cơ quan điều tra

Trí Lâm | 15/11/2018, 11:11

Liên quan đến vụ án tai nạn ca nô tại vùng biển Cần Giờ xảy ra ngày 2.8.2013 khiến 9 người thiệt mạng, ông Vũ Văn Đảo, Giám đốc Công ty Việt Séc - bị can trong vụ án, mới đây đã có đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng về điều mà ông coi là các vi phạm trong hoạt động tố tụng của vụ án này.

"Nhiều vi phạm trong điều tra"

Theo ông Vũ Văn Đảo, việc khởi tố vụ án là cần thiết nhưng để khởi tố bị can thì cần phải có đủ căn cứ pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2003, đó là “khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra (CQĐT) ra quyết định khởi tố bị can”.

Tuy nhiên, CQĐT đã vội vã khởi tố bị can cùng ngày khởi tố vụ án khi chưa có đủ căn cứ pháp lý nên quyết định khởi tố bị can đã không được Viện kiểm sát (VKS) phê chuẩn theo quy định tại khoản 4 Điều 126 BLTTHS (trong vòng 3 ngày). Thực tế VKS đã phê chuẩn quyết định khởi tố vào ngày 23.10.2013, tức sau 49 ngày.

CQĐT cũng vi phạm thời hạn điều tra ngay từ giai đoạn điều tra ban đầu. Sau 4 tháng không chứng minh được tội phạm phải xin gia hạn thêm 2 tháng, VKS gia hạn cho 2 lần mỗi lần 4 tháng và phải kết thúc điều tra vào ngày 4.9.2014 nhưng thực tế CQĐT kết thúc điều tra bằng việc ra bản kết luận điều tra vào ngày 12.9.2014, quá thời hạn cho phép 8 ngày. Đây là vi phạm nghiêm trọng đầu tiên dẫn đến vụ án oan kéo dài đến nay.

“Lẽ ra CQĐT phải đình chỉ điều tra ngay khi hết thời hạn điều tra ngày 4.9.2014 mà không chứng minh được tội phạm. Khoản 6 Điều 119 BLTTHS quy định “Khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì CQĐT phải ra quyết định đình chỉ điều tra””, ông Đảo viết.

Theo ông Đảo, giai đoạn điều tra bổ sung thời hạn cho phép là 1 tháng nhưng CQĐT ngâm án đến 3 năm sau mới phục hồi điều tra. Khi vừa hết thời hạn điều tra CQĐT lấy lý do chờ kết quả trưng cầu giám định để ban hành quyết định tạm đình chỉ vụ án suốt 3 năm.

Cơ quan điều tra cũng vi phạm thẩm quyền điều tra. Tại bút lục hồ sơ vụ án số 296, biên bản họp liên ngành ngày 29.4.2014, các cơ quan tố tụng TP.HCM đã họp xác định vụ án không thuộc thẩm quyền, nhưng khi không trả được hồ sơ cho CQĐT hình sự Bộ Quốc phòng xử lý thì CQĐT TP.HCM vẫn thụ lý là vi phạm thẩm quyền.

Vì vậy, con tàu gây tai nạn BP12-04-02 đã không được CQĐT thu giữ và cũng không được xem là vật chứng vụ án, đây là điều chưa từng có tiền lệ khi phương tiện gây tai nạn không được coi là vật chứng trong vụ án. CQĐT lại coi áo phao là vật chứng.

Hình sự hóa hành vi đưa KH-KT vào cuộc sống

Theo ông Đảo, suốt 3 năm, CQĐT đã trưng cầu giám định “trên giấy” một phương tiện gây tai nạn không được ghi nhận là vật chứng vụ án thì kết quả giám định làm sao khách quan, toàn diện được.

Cũng theo đơn kêu cứu của ông Đảo, cơ quan có thẩm quyền đã hình sự hóa hành vi đưa khoa học công nghệ vào đời sống, hành vi đăng kiểm phương tiện.

Việc ứng dụng công nghệ vật liệu mới PPC vào sản xuất tàu thuyền được luật khuyến khích vậy mà CQĐTlại coi là “sai phạm” để trở thành tội phạm. Việc hình sự hóa tùy tiện như vậy sẽ cản trở nỗ lực ứng dụng KHCN, cản trởphát triển, làm cho doanh nhân, doanh nghiệp tâm huyết cũng nản lòng.

Tại Bản kết luận điều tra ngày 12.9.2014 và Công văn 903 ngày 12.9.2014, CQĐT TP.HCM đã yêu cầu CQĐT hình sự Quân chủng Hải quân xử lý hình sự hành vi đăng kiểm tàu BP12-04-02 do giấy đăng kiểm ghi sai tên vật liệu từ PPC thành Composit nhưng CQĐThình sự Quân chủng Hải quân nhận thấy việc đăng kiểm phương tiện không phải là nguyên nhân gây ra hậu quả nên quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

CQĐT khởi tố các bị can theo Điều 214 Bộ luật Hình sự1999 vềhành vi “điều động cano không bảo đảm an toàn”, không đúng với hành vi mà điều luật này quy định là “cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy…”.

(Điều 214. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn quy định: “1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường thủymà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủyrõ ràng không bảo đảm an toàn gây thiệt hại").

Theo ông Đảo, việcxác định sai hành vi dẫn đến xác định sai chủ thể, người có hành vi “cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy” chỉ có thể là chủ phương tiện, hoặc người đăng kiểm phương tiện biết phương tiện “rõ ràng không bảo đảm an toàn”, nhưng vẫn “cho phép đưa vào sử dụng”. Tàu gây tai nạn BP12-04-02 là của Biên phòng, các bị can trong vụ án không phải là chủ phương tiện nên không thể có hành vi “cho phép đưa vào sử dụng” quy định tại điều luật.

“Vì không chứng minh được hành vi đã khởi tố nên Bản kết luận điều tra ngày 12.9.2014, CQĐT đã suy diễn, chụp cho các bị can hành vi “sai phạm” đưa công nghệ vật liệu mới PPC vào sản xuất tàu thuyền”, ông Đảo nêu.

Theo đó, để khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo Điều 214 BLHS thì cơ quan tố tụng phải chứng minh nguyên nhân gây ra tai nạn là do phương tiện tàu BP12-04-02 “rõ ràng không bảo đảm an toàn”, nhưng ngay từ khi khởi tố vụ án và 3 năm trưng cầu giám định thì nguyên nhân tai nạn vẫn là do chở quá người và tàu gặp thời tiết xấu.

Quân chủng Hải quân không khởi tố vụ án

Tại bản Kết luận điều tra số 372-25/KLĐT-PC44-Đ3 và công văn số 903/CV-CQCSĐT-PC44 ngày 12.9.2014 gửi CQĐT hình sự Quân chủng Hải quân, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã yêu cầu phải xử lý hình sự hành vi đăng kiểm tàu BP12-04-02 ghi sai tên vật liệu từ PPC sang Composite. Nội dung như sau: “Hành vi sai phạm trong việc đăng kiểm tàu BP12-04-02 không thể tách rời khi xử lý hành vi phạm tội: Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn…”.

Tuy nhiên, ngày 16.1.2015, CQĐT hình sự Quân chủng Hải quân đã có văn bản số 06/CV/VKS-ĐTHS trả lời Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM với nội dung: “Xét thấy những sai phạm nêu trên của tập thể, cá nhân liên quan không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả vụ tai nạn chìm cano BP12-04-02” và “CQĐT hình sự Quân chủng Hải quân sẽ ra Kết luận xác minh và quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật”.

Nguyên chánh tòa hình sự tối cao kiến nghị đình chỉ vụ án

Ông Đinh Văn Quế -nguyên Chánh tòa Hình sự Tòa án Nhân dân tối cao đã có 4 bản kiến nghị, phân tích kết luận điều tra, cáo trạng của Công an TP.HCM và đều khẳng định 2 ông Vũ Văn Đảo, Đinh Văn Quyết không phạm tội.

Theo ông Quế, “chở quá số lượng người cho phép” hoàn toàn không phải lỗi của ông Đảo và ông Quyết, mà do người lái tàu. Không có bất cứ tình tiết nào thể hiện ông Đảo, Quyết ra lệnh cho tài công chở quá số lượng người cho phép. Về lỗi sử dụng sai mục đích cũng không phải là nguyên nhân gây tai nạn, nếu có thì chỉ là có lỗi trong hoạt động kinh doanh.

Theo ông Quế, nhiều ý kiến cho rằng vụ án đã kéo dài 5 năm, cơ quan điều tra làm như vậy là “treo án”, tiếp tục gây thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của ông Đảo và ông Quyết, cùng hàng trăm công nhân tại Công ty Việt Séc.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
20 phút trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ cano Cần Giờ: Giám đốc Công ty Việt Séc nêu nhiều vi phạm của cơ quan điều tra