Gần một tuần sau khi nhận đơn khởi kiện của gia đình cố họa sĩ Tạ Tỵ, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã có phản hồi đến bên nguyên đơn là bà Tạ Thùy Châu, yêu cầu cung cấp cho tòa thêm các bằng chứng.

Vụ kiện tranh Tạ Ty: Tòa án đòi thêm bằng chứng

Tiểu Vũ | 17/08/2016, 17:07

Gần một tuần sau khi nhận đơn khởi kiện của gia đình cố họa sĩ Tạ Tỵ, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã có phản hồi đến bên nguyên đơn là bà Tạ Thùy Châu, yêu cầu cung cấp cho tòa thêm các bằng chứng.

Vào ngày 8.3.2016, bà Tạ Thùy Châu, con gái của cố họa sĩ Tạ Tỵ cùng chồng là luật sư Nguyễn Hữu Đức đã gởi đơn kiện lên Tòa án nhân dân TP.HCM yêu cầu tòa án làm rõ những khuất tất đằng sau vụ mạo danh chữ ký của họa sĩ Tạ Tỵ trong bức tranh có tênTrừu tượng. Trong đơn kiện, bà Tạ Thùy Châu yêu cầu tòa phải buộc ông Vũ Xuân Chung xóa tên họa sĩ Tạ Tỵ ra khỏi bức tranh mà ôngChunghoặc ông Hubert đã đặt tên làTrừu tượngđồng thờicông khai xin lỗi gia đình cũng nhưvong linh của họa sĩ Tạ Tỵ.Tòa cũng đã tiếp nhận đơn và tiến hành xem xét các yêu cầu của phía nguyên đơn là bà Tạ Thùy Châu.

Bà Tạ Thùy Châu, con gái của cố họa sĩ Tạ Tỵ

Gần một tuần sau khi nhận đơn khởi kiện vào ngày 8.3, sau khi xem xét các tài liệu chứng cớ kèm theo của bà Tạ Thùy Châu,Tòa án Nhân dân TP.HCM đã có phản hồi đến nguyên đơn và yêu cầu cung cấp thêm một số chứng cứ bổ sung.

Cụ thể, trong thông báo số 962/TB-TA, ngày 9.8.2016, của Tòa án Nhân dân TP.HCM nêu rõ một số yêu cầu như sau: Xác định giá trị tài sản tranh chấp. Các tài liệu chứng cớphải được chứng thực hợp pháp như giấy chứng minh và hộ khẩu của bà Tạ Thùy Châu. Giấy chứng tử của ông Tạ Văn Tỵ (tức là họa sĩ Tạ Tỵ - PV).

Tòa cũng yêu cầu bà Tạ Thùy Châu phải cung cấp thêm 3 bằng chứng quan trọng là: Chứng minh bức tranh “Trừu tượng” (Abstract) là vẽ vào năm 1951, thuộc quyền sở hữu của ông Tạ Văn Tụy. Chứng minh ông Vũ Xuân Chung có hành vi mạo danh tác giả Tạ Tỵtrên bức tranh “Trừu tượng” được triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Đặc biệt Tòa án Nhân dân TP.HCM yêu cầu bà Tạ Thùy Châu phải chứng minh ông Tạ Văn Tỵ lấy bút danh Tạ Tỵ.

Chữ ký "Tạ Tỵ" và con số 52 trên bức tranh của ông Vũ Xuân Chung bị cho là giả danh của họa sĩ Tạ Tỵ. Các chuyên gia về tranh nhận xét: Nét sơn còn rất mới, liền mạch trong khi đó phần còn lại của bức tranh bị khô nứt và bể màu

Tòa án Nhân dân TP.HCM ra thời hạn cho nguyên đơn là bà Tạ Thùy Châu sau khi nhận thông báo trong vòng 30 ngày hoặc trong trường hợp đặc biệt có thể gia hạn thêm 15 ngày để cung cấp chứng cứ thêm cho tòa. Nếu quá thời hạn 45 ngày thì tòa sẽ trả đơn khởi kiện lại cho bà Châu.

Phóng viên Một Thế Giới đã liên lạc với bà Tạ Thùy Châu và luật sư Nguyễn Hữu Đức để tìm hiểu những phản ứng của gia đình trước yêu cầu của Tòa án Nhân dân TP.HCM. Luật sư Đức cho biết: “Gia đình vợ và ông sẽ cung cấp bổ sung thêm các chứng cứ theo yêu cầu của tòa án sớm nhất có thể. Việc chứng minh ông Vũ Xuân Chung có hành vi mạo danh tác giả Tạ Tỵtrên bức tranh “Trừu tượng” được triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã quá rõ ràng vì có biên bản xác nhận của hội đồng thẩm định gồm nhiều họa sĩ uy tín, trong đó có một số họa sĩ cùng thời với bố vợ tôi (họa sĩ Tạ Tỵ – PV). Nếu như không tin vào hội đồng thẩm định thì tin vào ai? Mặt khác,họa sĩ Thành Chương cũng đã khẳng định bức tranh "Trừu tượng" là tranh của ông vẽ chân dung cô Kim Anh bị giả danh thành tranh Tạ Tỵ.Ông Chương là một bằng chứng sống chứng minhcho việc giả mạo này.

Bức vẽ có tên làTrừu tượngcủa họa sĩ Tạ Tỵ, thực hiện năm 1951 được in trong cuốn những tác phẩm của họa sĩ Tạ Tỵ trong giai đoạn 1950 - 1956 mà gia đình còn lưu giữ được

“Tôi nghĩ tòa yêu cầu chứng minh ông Tạ Văn Tỵ là họa sĩ Tạ Tỵ là hơi thừa. Họa sĩ Tạ Văn Tỵ có bút danh là Tạ Tỵ, đó là điều hiển nhiênđược giới mỹ thuật cũng như công chúng ghi nhận và gọi tên ông là “họa sĩ Tạ Tỵ” từ bấy lâu nay. Không ai có thể nói ông Tạ Văn Tỵ không phải là họa sĩ Tạ Tỵ cả, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng đáp ứng yêu cầu của phía tòa án” – Luật sư Đức nói.

Luật sư Đức cho biết thêm việc phải chứng minh bức tranh “Trừu tượng” (Abstract)vẽ vào năm 1951 thuộc quyền sở hữu của ông Tạ Văn Tụy tương đối hơi phức tạp, bởi đây là bức vẽ từ lâu và hiện nó không còn bản gốc, gia đình cũng chưa đi đăng ký bản quyền cho một bức tranh đã bán đi từ lâu, tuy nhiên chúng tôi có bằng chứng rất thuyết phục, đó là bức tranh được in trong cuốn sách tranh Tạ Tỵ giai đoạn 1946-1952, sau khi họa sĩ Tạ Tỵ có cuộc triển lãm tại Hà Nội. Điều 3 của Bộ Luật dân sự 2005cũng đã quy định rõ về trường hợp tương tự như sau: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong bộ luật này”. “Điều này có thể áp dụng vào bức tranh “Trừu tượng”của bố tôi, vì thời điểm ông vẽ bức tranh đó làm gì có chuyện đi đăng ký bản quyền như bây giờ" - Ông Đức viện dẫn.

Về quan điểm của gia đình, ông Đức cùng bàChâu khẳng định: Mặc dù gặp một số khó khăn, vì đây là vụ án về bản quyền mỹ thuật đầu tiên tại Việt Nam, chưa từng có án lệ, nhưng chúng tôi vẫn theo đuổi vụ kiện đến cùng để trả lại sự trong sáng cho hội họa, trả lại danh dự chonhững họa sĩ chân chính.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ kiện tranh Tạ Ty: Tòa án đòi thêm bằng chứng