Như Một Thế Giới thông tin, một công ty ở Quảng Bình bỗng dưng bị Công ty Thái Thế tố cáo sai sự thật khiến các đối tác nước ngoài cắt hợp đồng 5 triệu USD, hàng trăm công nhân có nguy cơ mất việc. Đi sâu tìm hiểu, cơ quan chức năng kết luận là bị vu khống, không khởi tố hình sự vụ án. Sang Lào điều tra, chúng tôi phát hiện Công ty Thái Thế giả mạo chữ ký của người Lào và hợp đồng kinh tế nhằm trục lợi bất chính.

Vụ mất hợp đồng 5 triệu USD: Giả mạo chữ ký và hợp đồng công ty của Lào

Quốc Nam | 14/06/2017, 20:04

Như Một Thế Giới thông tin, một công ty ở Quảng Bình bỗng dưng bị Công ty Thái Thế tố cáo sai sự thật khiến các đối tác nước ngoài cắt hợp đồng 5 triệu USD, hàng trăm công nhân có nguy cơ mất việc. Đi sâu tìm hiểu, cơ quan chức năng kết luận là bị vu khống, không khởi tố hình sự vụ án. Sang Lào điều tra, chúng tôi phát hiện Công ty Thái Thế giả mạo chữ ký của người Lào và hợp đồng kinh tế nhằm trục lợi bất chính.

Vu khống

Vào ngày 19.5.2016, ông Phạm Thái, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thái Thế (Công ty Thái Thế)tại xã Hải Trạch, Bố Trạch, gửi đơn đến cơ quan điều tra Công an Quảng Bình, tố cáo ông Nguyễn Đình Bích, Giám đốc Công ty TNHH Minh Tuấn (Bố Trạch), chiếm đoạt tài sản.

Lá đơn nói Công ty Minh Tuấn chiếm đoạt lô gỗ mua từ Lào về năm 2014, trị giá hơn 2,4 tỉđồng. Nguyên nhân là do Công ty Thái Thế không có kho bãi, nên làm hợp đồng gửi gỗ tại kho bãi của Công ty Minh Tuấn. Sau đó, Công ty Minh Tuấn ngỏý mua lại số gỗ nói trên. Tuy nhiên, khi làm hợp đồng mua bán xong thì Công ty Minh Tuấn không trả tiền cho Công ty Thái Thế. Ngoài ra, Minh Tuấn còn chiếm luôn hơn 25m3 gỗ quý hiếm còn lại đang nằm trong kho của Minh Tuấn.

Khi xem chữ ký, ông Am Phou Buon Nha Lat sửng sốt với một công ty không quen biết như Thái Thế lại trắng trợn như thế

Ngày 7.6.2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quảng Bình (PC46) đã có thông báo số 13/TB-PC46, về kết quả giải quyết tố cáo của Công ty Thái Thế đối với Công ty Minh Tuấn.

Văn bản có đoạn: “Lời khai của ông Trần Công Tam và ông Đặng Quốc Khánh (Phó giám đốc Công ty Thái Thế) thể hiện rõ là gỗ của ông Trần Công Tam (Một Thế Giới đã điều tra ở bài trước-NV), được ông Trần Công Tam khai thác thu gom tại Lào. Hợp đồng kinh tế số 03 ngày 10.6.2014 được ký kết giữa ông Đặng Quốc Khánh - Phó giám đốc Công ty Thái Thế với ông Am Phou Buon Nha Lat - Giám đốc Công ty Say phau Luoang Furniture Factory ở Lào chỉ là để hợp lý hóathủ tục hồ sơ xuất khẩu, thực tế Công ty Say phau Luoang Furniture Factory không có gỗ xuất bán, thủ tục chuyển số tiền mua gỗ 209.095,50USD cho Công ty Say phau Luoang Furniture Factory tại Lào ngày 5.5.2016 cũng chỉ để hợp lý hóa cho thủ tục hợp đồng, thực tế số tiền này không thuộc sở hữu của Công ty Say phau Luoang Furniture Factory.

Ông Trần Công Tam và ông Đặng Quôc Khánh, Phó giám đốc Công ty Thái Thế có giao kết vay mượn tiền và xuất nhập khẩu gỗ từ Khăm Muộn về Quảng Bình để hai người cùng qụản lý, cùng bán gỗ và thực tế diễn ra việc mua bán đều do hai người cùng làm việc với đại diện Công ty Minh Tuấn.

Ông Nguyễn Đình Bích -Giám đốc công ty Minh Tuấn, ông Đặng Quốc Khánh - Phó giám đốc Công ty Thái Thế và ông Trân Công Tam ở thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch có thỏa thuận trong vay mượn tiền bạc, khai thác, vận chuyển gỗ, xuất nhập khẩu gỗ, thuê kho bãi và mua bán gỗ thể hiện qua giao kết dân sự được các bên cùng thừa nhận, là quan hệ dân sự làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự với nhau.

Vợ chồng ông Tam ở Lào khẳng định gỗ của ông bán cho Minh Tuấn, không có gỗ của Thái Thế

Hành vi của Nguyễn Đình Bích, Giám đốc và Nguyễn Thị Tâm, Phó giám đốc Công ty Minh Tuấn trong quan hệ giao dịch dân sự đó không phát sinh cơ sở và không đủ yêu tố cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản, theo Điều 141 Bộ luật Hình sự và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo Điều 140 Bộ luật Hình sự như đơn tố giác của Phạm Thái, Giám đốc Công ty Thái Thế.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, ngày 31.5.2017, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã ra Quyết định không khởi tô vụ án hình sự số 15/QĐ-PC46 đối với nội dung đơn tốgiác của ông Phạm Thái”.

Làm giả hợp đồng của công ty ở Lào

Chúng tôi đã sang Lào tìm gặp ông Am Phou Buon Nha Lat, người sở hữu Công ty Say phau Luoang Furniture Factory, dịch sang tiếng Việt là Tổng công ty Trường Sơn đóng tại bản Thà Khẹc Nựa, huyện Thà Khẹc, tỉnh Khăm Muộn.

Khi xem toàn bộ hợp đồng mua bán gỗ giữa công ty của mình với Công ty Thái Thế, ông Am Phou Buon Nha Lat khẳng định ông không hề làm ăn với công ty này, ông không biết Công ty Thái Thế là công ty nào, con dấu đóng trong hợp đồng là của công ty trước đây, con dấu đó đã bỏ vào năm 2010, lúc đó ông Am Phou Buon Nha Lat quyết định nâng công ty từ Trường Sơn lên Tổng công ty Trường Sơn. Trong khi đó hợp đồng mua bán gỗ được lập vào năm 2014 lúc con dấu cũ đã được cơ quan Lào thu hồi 4 năm.

Kết luận của cơ quan công an

Khi nhìn chữ ký trong bản hợp đồng của Công ty Thái Thế trưng ra để kiện khống doanh nghiệp bạn, ông Am Phou Buon Nha Lat khẳng định đó là chữ ký giả mạo. Để chứng minh điều đó ông Am Phou Buon Nha Lat đã lấy giấy bút ký hàng chục chữ ký trên nhiều trang giấy rất khác với chữ ký trên hợp đồng mà Công ty Thái Thế trưng ra. Chưa hết, Am Phou Buon Nha Lat còn làm một giấy chứng nhận, ký tên đóng dấu khẳng định hợp đồng mua bán gỗ giữa Tổng công ty Trường Sơn và Công ty Thái Thế là giả mạo.

Gặp ông Trần Công Tam tại Lào và nhiều nhân chứng khác được biết, ông Tam trú tại Hoàn Lão, hành nghề gỗ tại Khăm Muộn.Ông Tam được Chính phủ Lào cấp phép khai thác gỗ và mở xưởng cưa xẻ, sơ chế trước khi xuất về Việt Nam tại tỉnh Khăm Muộn.

Do ông Tam không có chức năng xuất khẩu gỗ, nên đã thuê Công ty Thái Thế làm dịch vụ về mặt thủ tục cho các lô gỗ xuất bán về Việt Nam. Lô gỗ ông Tam bán cho Công ty Minh Tuấn cũng do Công ty Thái Thế làm dịch vụ thủ tục. Việc này các cơ quan chức năng sở tại ở Khăm Muộn khẳng định Công ty Thái Thế không có năng lực thực địa ở khu vực để mua gỗ một cách trực tiếp mà chỉ là làm dịch vụ.

Biên bản chốt sổ, nhận tiền bán gỗ của ông Tam với Minh Tuấn

Ông Am Phou Buon Nha Lat cho biết, ông Trần Công Tam có xưởng gỗ thuộc loại lớn nhất khu vực nhiều tỉnh miền Trung-Lào, nhà xưởng rộng cả trăm héc ta, vào thời đỉnh điểm mỗi năm cưa xẻ hàng trăm ngàn mét khối gỗ. Đối tác là hàng trăm công ty ở Việt Nam trong đó có Công ty Minh Tuấn chứ không phải Công ty Thái Thế.

Ông Tam khẳng định, lô gỗ mà Thái Thế kiện Minh Tuấn chiếm đoạt đã được ông bán cho Minh Tuấn, tiền bạc đã thanh toán sòng phẳng: “Khi gỗ có giá, tôi chuyên tâm khai thác, mọi thủ tục xuất nhập khẩu khi xuất bán gỗ đều thuê các công ty làm dịch vụ, trong đó có Công ty Thái Thế. Mỗi lô gỗ về Việt Nam trót lọt, ngoài việc trả tiền chi phí, thuế má cho các công ty làm dịch vụ, tôi còn trả tiền thuê làm dịch vụ theo tỉ lệ phần trăm bằng tiền mặt. Lúc làm ăn thấtbát, nói thật tôi còn nợ ông Phạm Thái, Giám đốc Công ty Thái Thế một số tiền nhưng không có để trả.

Vì làm dịch vụnên ông Thái có một số giấy tờ liên quan đến các lô gỗ của tôi. Thấy ông Bích, Giám đốc Công ty Minh Tuấn có tiền mà ông Thái dùng giấy tờ giả để kiện ông Bích nhằm vớt vát phần nào. Tôi đã nói với ông Thái, nợ ông tôi sẽ trả, đừng làm điều thất đức, vu khống người ta trắng trợn như thế, pháp luật không dung thứ, nhưng ông ấy không nghe”.

Thỏa thuận cam kết, chốt sổ làm việc giữa ông Tam với Minh Tuấn

Ông Nguyễn Đình Bích, Giám đốc Công ty Minh Tuấn cho biết, khi cơ quan chưa có kết luận, một loạt tờ báo đã đưa tin một chiều, cáo buộc công ty ông trục lợi bất chính khiến các đối tác hủy hợp đồng hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ nhập khẩu Lào mất 5 triệu USD. Hiện ông Bích đang có các bước đi pháp lý kiện ông Phạm Thái tội vu khống, tội làm giả chữ ký với ông Đặng Quốc Khánh, Phó giám đốc Công ty Thái Thế. Ông Bích cũng khẳng định kiện các bài báo đã viết sai sự thật ra tòa án, yêu cầu bồi thường thiệt hại do các bài báo họ gây ra, cũng như khiếu nại lên Bộ Thông tin Truyền thôngđể gỡ các bài báo đó và đăng cải chính xin lỗi công khai.

Hồng Nhân

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ mất hợp đồng 5 triệu USD: Giả mạo chữ ký và hợp đồng công ty của Lào