Dù về mặt pháp lý, hành vi né thuế của ông Trump không bị xem là trái luật, nhưng nó có thể đem lại bất lợi lớn cho vị tỉ phú bất động sản này trong cuộc tranh cử hiện nay. Nhưng nếu ông Trump khôn khéo, thì khả năng tận dụng bất lợi này để đảo ngược tình thế không phải là điều không thể.

Vụ né thuế gần 1 tỉ USD có tác động như thế nào đến Donald Trump?

Nhàn Đàm | 05/10/2016, 11:05

Dù về mặt pháp lý, hành vi né thuế của ông Trump không bị xem là trái luật, nhưng nó có thể đem lại bất lợi lớn cho vị tỉ phú bất động sản này trong cuộc tranh cử hiện nay. Nhưng nếu ông Trump khôn khéo, thì khả năng tận dụng bất lợi này để đảo ngược tình thế không phải là điều không thể.

Cuộc chạy đua đến chiếc ghế tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới vừa có thêm một bước ngoặt mới, khi ứng cử viên của đảng Cộng Hòa Donald Trump bị cáo buộc đã có hành vi lách luật để tránh việc đóng thuế trong vòng 18 năm (1992-2010). Theo đó, tờ New York Times đưa tin vị tỉphú bất động sản đã dựa vào một khoản thua lỗtrong năm 1995 để giành được quyền hưởng ưu đãi thuế trong suốt nhiều năm sau đó. Dù về mặt pháp lý, hành vi này của ông Trump không bị xem là trái luật, nhưng sự kiện này đang được dự đoán có thể sẽ trở thành bước ngoặt của cuộc chạy đua tranh cử năm nay, khi ứng cử viên của đảng Dân Chủ là bà Hillary Clinton chắc chắn sẽ tận dụng triệt để cơ hội này. Vậy, vụ né thuế gần 1 tỉ USD này thực sự có tác động như thế nào đến Donald Trump và chiến dịch tranh cử của vị ứng cử viên này?

Việc tìm kiếm những sự việc trong quá khứ mang tính bất lợi cho các ứng cử viên đang hướng đến chiếc ghế tổng thống Mỹ là một điều khá thường thấy trong các chiến dịch tranh cử diễn ra tại nước này. Và lần này nạn nhân mới nhất đang là Donald Trump.Cụ thể, vào năm 1995, ông Trump đã báo lỗ một khoản tiền lên tới 916 triệu USD do thất bại trong việc kinh doanh trong năm này. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ có một điều khoảnrằng nếu một công ty làm ăn thua lỗ, họ sẽ được miễn thuế thu nhập trong các năm sau đó cho đến khi lũy kế bằng với khoản thua lỗ ban đầu. Nói cách khác, công ty bất động sản của ông Trump sẽ được miễn thuế cho đến khi nào tổng lợi nhuận các năm đó bằng với số tiền 916 triệu USD đã thua lỗ trong năm 1995. Theo thống kê, phải đến năm 2010 thì ông Trump mới phải đóng thuế trở lại do đến thời điểm đó tổng lợi nhuận mới bằng mức thua lỗ ban đầu.

Dù ông Trump vẫn chưa lên tiếng thừa nhận thông tin này, nhưng có vẻ như nó là sự thực, khi có khá nhiều quan chức ủng hộ vị tỉphú này đã lên tiếng bào chữa nhưng không phủ nhận độ xác thực của thông tin. Cựu thị trưởng thành phố New York là Rudy Giuliani và là một trong những cố vấn của ông Trump, tuyên bố việc báo lỗ năm 1995 thể hiện sự nhạy bén của ông Trump trong lĩnh vực kinh doanh. Còn thống đốc bang New Jersey là Chris Christie thì cho rằng“sự việc chỉ rõ các quy định về thuế của nước Mỹ là một mớ hỗn độn và ông Trump là người hoàn hảo nhất để sửa chữa nó”.

Về mặt pháp lý, động thái có vẻ giống với một cú lách thuế khôn khéo này của ông Trump là không phạm luật. Tuy nhiên, nó được cho là sẽ có tác động rất xấu đến chiến dịch tranh cử của vị tỉphú này ở thời điểm hiện tại. Rõ ràng là, không có nhiều cử tri Mỹ cảm thấy thoải mái với một ứng cử viên láu cá đã né thuế bằng cách lách luật trong gần 20 năm với số tiền lên tới gần 1 tỉ USD. Các con số thống kê cũng chỉ ra, trong những chiến dịch tranh cử gần nhất, ứng cử viên nào gặp phải nhiều rắc rối và tạo ra nhiều tai tiếng hơn thì thường là người thua cuộc, nênviệc nàyđang là một bất lợi khá lớn với ông Trump và tạo lợi thế cho bà Hillary Clinton.

Tuy nhiên, nếu đánh giá kỹ hơn, thì mọi việc có vẻ như cũng không quá tồi tệ đến thế. Trước hết, động thái né thuế bằng cách lách luật này của ông Trump ngẫu nhiên lại khá tương hợp với một trong những chính sách chủ đạo của mình, đó là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Ông Trump đề xuất giảm thuế doanh nghiệp ở Mỹ từ mức 35% hiện nay xuống còn 15%, với mục đích chính là để kéo các doanh nghiệp Mỹ ở lại và chuyển cơ sở sản xuất về nước. Ngoài ra nó còn một mục đích khác là giảm thiểu các hành vi né thuế bằng cách lách luật của các doanh nghiệp, khi mà thuế đã giảm xuống còn chưa bằng một nửa so với trước thì sẽ có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đóng thuế hơn. Nói cách khác, nếu nhìn nhận vấn đề theo cách này, thì cú né thuế của công ty ông Trump suốt 18 năm vừa qua lại trở thành một dẫn chứng hoàn hảo cho việc cần thiết phải cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp tại Mỹ, gián tiếp ủng hộ đề xuất giảm thuế doanh nghiệp của chính vị tỉphú này một cách thuyết phục nhất.

Ngoài ra, việc đánh đồng một sự việc của ông Trump trên tư cách doanh nhân với tư cách ứng cử viên tranh cử tổng thống cũng là điều không thực sự phù hợp. Về cơ bản, ông Trump không phạm luật và dù theo một cách khá láu cá đi nữa thì đó là việc mà mọi doanh nhân nhạy bén đều sẽ thực hiện. Trên cương vị đứng đầu công ty, ông Trump có trách nhiệm đem về lợi nhuận tối đa miễn là không phạm pháp.

So với sự việc bất cẩn khi sử dụng email cá nhân khi còn là Ngoại trưởng của bà Hillary thì cú né thuế của ông Trump ít nghiêm trọng hơn hẳn, sự láu cá trong kinh doanh để mang về lợi nhuận lớn dĩ nhiên là tốt hơn nhiều so với một bất cẩn đáng trách trong chính trường có thể mang lại những rủi ro lớn cho ngoại giao Mỹ. Rõ ràng lànếu đội ngũ tranh cử của ông Trump đủ sức dẹp tan được những suy nghĩ mang tính thông thường về sự việc này, thì vụ né thuế này lại có thể trở thành dẫn chứng cho thấy các phẩm chất của ông Trump trội hơn bà Hillary trong việc trở thành tổng thống và điều hành quốc gia. Một tổng thống láu cá đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu dĩ nhiên là tốt hơn một nữ tổng thống bất cẩn và sơ suất hơn.

Nhàn Đàm (theo Reuters/CafeF)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ né thuế gần 1 tỉ USD có tác động như thế nào đến Donald Trump?