Vì quá xấu hổ, không kiềm chế được bản thân, nhiều cô gái đã tìm đến cái chết khi hình ảnh giường chiếu của mình bị tung lên mạng. Nhiều vụ việc cho thấy, cộng đồng mạng đã góp phần là tác nhân tạo ra áp lực tinh thần đẩy các nạn nhân vào tình trạng bị stress nặng rồi hành dộng dại dột.

Vụ nữ sinh tự tử vì bị tung clip sex: Những “nhát dao” cay nghiệt!

Một Thế Giới | 27/06/2015, 06:22

Vì quá xấu hổ, không kiềm chế được bản thân, nhiều cô gái đã tìm đến cái chết khi hình ảnh giường chiếu của mình bị tung lên mạng. Nhiều vụ việc cho thấy, cộng đồng mạng đã góp phần là tác nhân tạo ra áp lực tinh thần đẩy các nạn nhân vào tình trạng bị stress nặng rồi hành dộng dại dột.

Bàn về hiện tượng này các chuyên gia và nhiều ĐBQH cho rằng, nên có một cơ quan phản ứng nhanh để cứu giúp các nạn nhân, tránh tình trạng để họ “tự bơi” trong “bão” dư luận. Ngoài ra, những người tham gia vào mạng xã hội nên ý thức được trách nhiệm khi bình luận, đừng vô tình đẩy nạn nhân vào thế cùng đường.
Những “nhát dao” cay nghiệt
Vụ việc đau lòng mới nhất đó chính là cái chết của nữ sinh N.T.A.T. (15 tuổi) ở Đồng Nai, sau khi bị bạn trai tung clip sex lên mạng Internet. Theo thống kê, chỉ trong vòng hai ngày, trên mạng xã hội Facebook tràn ngập đoạn clip “nóng” của nữ sinh trên. Trong đó, có đến hơn 5.000 lượt like và hàng ngàn lượt bình luận với nội dung chê trách, mạt sát, thậm chí dùng những lời lẽ thoá mạ độc địa. Nhiều người cho rằng, chính vì xấu hổ, bế tắc, không chịu được áp lực dư luận từ mạng xã hội, nữ sinh N.T.A.T. đành chọn đến cái chết bằng chai thuốc sâu trong đau đớn.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trường hợp của nữ sinh N.T.A.T. không phải là truờng hợp duy nhất tìm đến cái chết vì những hình ảnh riêng tư bị bêu xấu trên mạng xã hội. Chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, có ít nhất ba nữ sinh đã tìm đến cái chết vì không chịu được áp lực từ mạng xã hội. Cụ thể, năm 2013, dư luận chấn động về một nữ sinh lóp 12 ở Hà Nội tự vẫn sau khi bị bạn cùng lớp đùa nghịch bằng cách ghép ảnh cô vào một cô gái mặc áo rộng cổ. Cũng trong năm 2013, một nữ sinh ở Đà Nẵng đã chọn cho mình cái chết bằng thuốc ngủ sau khi bị một trang Facebook đăng bài xuyên tạc, xúc phạm danh dự, rất may em được gia đình cứu sống...
Ngoài ra, còn nhiều trường hợp bị stress nặng tuy không tìm đến cái chết nhưng cuộc sống của họ gần như bị xáo trộn, không ít người rơi vào trạng thái tự kỷ nặng nề. Chị Nguyễn Thị L. (SN 1988, trú tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) là một ví dụ điển hình. Sau khi bị bạn trai tung clip sex, hình ảnh lên mạng trong thời gian kéo dài từ tháng Hai đến tháng Tư năm 2015, chị L. phải đối diện với bao nhiêu áp lực nguyền rủa từ cộng đồng mạng, hết súc nhục nhã, ê chề. Mỗi bức ảnh khỏa thân, cảnh quan hệ tình dục bị bạn trai tung lên Facebook đã thu hút hàng ngàn người theo dõi và bình luận với ngôn ngữ chỉ trích, mạt sát. Tâm sự với PV, chị L. kể rằng: “Thời điểm những cảnh “nóng” của tôi bị cộng đồng mạng liên tục chia sẻ và bình luận, gần như tôi không còn mặt mũi nào dám bước chân ra khỏi nhà. Đêm nằm cứ nghĩ đến cảnh người ta bàn tán rồi chỉ trỏ về bản thân khi họ thấy mình ngoài đời là tôi không còn thiết sống nữa. Ngay cả bố mẹ tôi cũng khủng hoảng tinh thần, ở thời điểm đó, tôi may mắn được người thân động viên quan tâm chứ có lúc tôi đã nghĩ tới cái chết”.
Một nạn nhân khác cũng rơi vào hoàn cảnh như chị L., đó là chị H. ở Hà Nội. Cách đây hai năm, chị bị người tình cũ đưa lên mạng xã hội các hình ảnh nhạy cảm liên quan đến chuyện chăn gối của chị với hắn. Các hình ảnh của chị H. tuy bị làm mờ nhưng vẫn đủ để mọi người nhận biết được chị là người trong các cảnh “nóng”. Khi biết hình ảnh của mình được tung lên, chị nhanh chóng gọi điện cầu cứu đến người quen làm việc ở cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), bộ Công an. May mắn cho chị H., những hình ảnh trên nhanh chóng bị gỡ xuống. Tâm sự với chúng tôi, chị H. kể: “Mặc dù được can thiệp kịp thời, tuy nhiên khi đến cơ quan làm việc mọi người vẫn biết chuyện. Thời gian đầu tôi không đủ tự tin để làm việc nữa. Tuy nhiên, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, an ủi nên tôi dần lấy được thăng bằng trong cuộc sống”.
Cả chị L. và chị H. đều cho rằng, thời điểm đó họ đều ước những hình ảnh đời tư của mình nhanh chóng được gỡ xuống. Càng ít người biết đến thì càng giảm bớt được áp lực của dư luận. Họ cũng mong cộng đồng cảm thông, chia sẻ vì trong trường hợp này họ là nạn nhân của những kẻ bệnh hoạn có dã tâm xấu.
Cần có sự cứu giúp kịp thời từ cơ quan chức năng
Bàn về biện pháp giảm thiểu những áp lực cho các nạn nhân trong những vụ clip sex bị tung lên mạng, khi được PV phỏng vấn, nhiều chuyên gia cho rằng, ngay lập tức phải có các biện pháp giải cứu, không để họ “tự bơi” trong bão dư luận rồi bất lực tìm đến cái chết.
Ở khía cạnh kỹ thuật, theo chuyên gia phụ trách an ninh hệ thống Bkav Nguyễn Hữu Trung: “Việc gỡ bỏ clip, hình ảnh nhạy cảm chỉ có hiệu quả khi biết được người đầu tiên tung dữ liệu đó lên mạng Internet và yêu cầu người đó gỡ xuống ngay lập tức trước khi dữ liệu đó bị phát tán. Tuy nhiên, với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay thì tốc độ chia sẻ thông tin một cách chóng mặt. Một chia sẻ có thể có đến cả chục ngàn người biết. Và con số đó lại tiếp tục tăng lên theo cấp số nhân bằng việc chia sẻ tiếp theo. Trường hợp clip sex của nữ sinh Đồng Nai vừa qua cũng vậy. Thông tin xuất hiện trên mạng, ngay lập tức đã có hàng ngàn người truy cập, chia sẻ cho nhau nên việc gỡ, can thiệp phát tán thông tin và clip này gần như không thể. Đặc biệt, những nội dung thông tin dữ liệu khiến người truy cập hiếu kỳ thì mức độ lan truyền gần như theo cấp số nhân nên việc ngăn chặn sự phát tán rất khó khăn. Tuy nhiên, để hạn chế thì nạn nhân và gia đình của họ phải nhanh chóng báo cho cơ quan chức năng, là cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao - C50 và nhờ họ can thiệp giúp đỡ”.
Trong khi đó, ở khía cạnh tâm lý thì các chuyên gia cho rằng, gia đình, tổ chức Đoàn, hội và nhà trường cần thiết phải có hành động quan tâm chia sẻ với các nạn nhân ở thời điểm họ trở thành tâm điểm của dư luận. Những người sử dụng mạng xã hội hiện nay cũng cần có trách nhiệm, tôn trọng pháp luật, có ý thức tự bảo vệ mình và bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác. Những hành vi vô cảm, vô trách nhiệm của một số cá nhân nhiều khi vô tình gây ra những nỗi bất hạnh, đau khổ cho người khác.
Cũng liên quan đến vấn đề này, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng: “Sự chỉ trích, “ném đá” từ cộng đồng mạng càng khiến cho nạn nhân cảm giác đau đớn và xấu hổ hơn. Khi cá nhân đối mặt với những tình huống trên khiến họ bị sang chấn tâm lý rất mạnh, theo đó là hệ quả rất nặng nề kéo dài nhiều năm có thể ảnh hưởng đến thần kinh, khiến họ ám ảnh, thậm chí tự tử như trường hợp của nạn nhân trong clip sex ở Đồng Nai. Do đó, việc các nạn nhân của những vụ tung clip sex trên mạng tìm đến cái chết có phần trách nhiệm của cộng đồng mạng. Thay vì “ném đá” họ, cần thiết cộng đồng chia sẻ, động viên để các nạn nhân đủ tự tin vượt qua nghịch cảnh”.
Khởi tố kẻ tung clip sex lên mạng khiến nữ sinh tự vẫn
Ngày 25.6, Công an huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Tấn Lộc (22 tuổi, ngụ xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ) để điều tra về tội Giao cấu với trẻ em. Ngoài ra, công an cũng đang điều tranh hành vi phát tán clip “nóng” lên mạng xã hội của Lộc khiến em học sinh N.T.A.T. (15 tuổi) tự vẫn. Bước đầu, theo cơ quan công an, T. và Lộc yêu nhau. Mỗi lần “làm chuyện người lớn” thì đôi bạn trẻ này quay clip. Gần đây, giữa T. và Lộc thường xảy ra mâu thuẫn nên gia đình khuyên nữ sinh chia tay với bạn trai để tập trung vào chuyện học hành. Nghe lời cha mẹ, T. đã chia tay với người yêu nhưng Lộc không đồng ý, đe dọa. Sau đó, ngày 17/6, Lộc tung clip ghi lại những hình ảnh khỏa thân và quan hệ thân mật giữa T. và Lộc trên Facebook.
Sự vô cảm đy nạn nhân đến cùng quẫn
Theo TS. Đỗ Cảnh Thìn, Phó Giám đốc trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm (Học viện Cảnh sát Nhân dân): “Vì sự việc được đăng tải trên mạng xã hội nên không ít người cảm thấy mình không có trách nhiệm với những gì mình viết, bình luận trên mạng. Và theo đó, cũng có không ít người thấy mình “vô can ” với các vấn đề đó. Sự vô cảm đã trở nên độc ác, tàn nhẫn, phi đạo đức, có lẽ vì là “thế giới ảo” nên nhiều người vẫn chưa cảm thức hết được tội lỗi". Song chính sự chia sẻ, bình luận lạnh lùng vô cảm của cộng đồng mạng đã khiến nhiều người yếu đuối có thể tìm đến cái chết”.
Theo  Đời Sống & Pháp Luật
Bài liên quan
Chiến dịch 30 triệu USD để giải phóng mạng xã hội khỏi sự kiểm soát của các tỷ phú
Vài ngày sau khi Meta Platforms công bố những thay đổi gây tranh cãi trong chính sách kiểm duyệt nội dung, nhóm nhà lãnh đạo công nghệ và giám đốc điều hành các tổ chức phi lợi nhuận đã khởi động chiến dịch trị giá 30 triệu USD với tham vọng xây dựng một hệ sinh thái mạng xã hội độc lập, không bị "kiểm soát bởi các tỷ phú".

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ nữ sinh tự tử vì bị tung clip sex: Những “nhát dao” cay nghiệt!