Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), vụ rò rỉ không khí trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) bắt nguồn từ module dịch vụ của Nga nhưng vị trí chính xác vẫn chưa được biết.

Vụ rò rỉ không khí trên trạm ISS bắt nguồn từ khoang tàu của Nga

Long Hải | 30/09/2020, 15:20

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), vụ rò rỉ không khí trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) bắt nguồn từ module dịch vụ của Nga nhưng vị trí chính xác vẫn chưa được biết.

Các chuyên gia đã tìm ra nguồn gốc của vụ rò rỉ đến từ khu vực làm việc chính của module dịch vụ Zvezda của Nga, theo NASA thông báo hôm 29.9.

“Công việc điều tra bổ sung đang được tiến hành để xác định chính xác nguồn rò rỉ. Vụ việc đã được điều tra trong vài tuần nay và không gây nguy hiểm cho phi hành đoàn với tốc độ rò rỉ hiện tại. Sự cố chỉ khiến lịch trình của họ sai lệch một chút”, NASA cho biết.

Tối 28.9, trạm điều khiển dưới mặt đất đã phát hiện dường như mức độ rò rỉ trên trạm ISS đang tăng lên. Theo thông báo của NASA, sự gia tăng rõ ràng này được cho là do nhiệt độ thay đổi tạm thời trên trạm, với tỷ lệ rò rỉ tổng thể không thay đổi.

Phi hành đoàn Expedition 56 đang làm việc trên ISSgồm phi hành gia Chris Cassidy của NASA cùng các phi hành gia người Nga Anatoly Ivanishin và Ivan Vagner. Họ đã thu thập dữ liệu bằng một máy dò rò rỉ siêu âm trong toàn bộ khoang tàu của Nga. Trước đó, các phép đo đã được thực hiện ở khoang của Mỹ.

Sau khi chuyến kiểm tra đêm hoàn thành và nguồn rò rỉ được phát hiện, các cửa sập giữa những khoang tàu của Mỹ và Nga đã mở trở lại. Các hoạt động bình thường trên trạm tiếp tục, đại diện NASA cho biết.

Các quan chức của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) nóivụ rò rỉ đang khiến áp suất khí quyển giảm 1 milimet cứ sau 8 giờ, đồng thời nhấn mạnh rằng phi hành đoàn Expedition 56 vẫn an toàn.

Nguồn gốc của vụ rò rỉ đến từ khu vực làm việc chính của module dịch vụ Zvezda của Nga - Ảnh: NASA

Bầu không khí của ISS được duy trì ở áp suất dễ chịu cho các thành viên phi hành đoàn làm việc. Tuy nhiên, trạm vũ trụ không hoàn toàn kín khí. Một lượng nhỏ không khí sẽ thoát ra ngoài theo thời gian, đòi hỏi các chuyên gia phải điều áp định kỳ từ các bình nitơ và oxy được gửi lên trong các nhiệm vụ tiếp tế hàng hóa.

Vào tháng 9.2019, các chuyên gia trên trạm đã phát hiện không khí rò rỉ nhiều hơn mức trung bình. NASA cho biết phải mất một khoảng thời gian để tìm hiểu rõ ràng vụ rò rỉ, do các phi hành gia và đội ngũ quản lý trạm bận rộn với các chuyến đi bộ ngoài không gian, đón các tàu vũ trụ đến và rời đi cùng các hoạt độngkhác. Cuộc điều tra chỉ thực sự bắt đầu từ tháng trước.

Cuộc điều tra rò rỉ hiện tại không phải là lần đầu tiên các phi hành gia trên trạm vũ trụ thực hiện. NASA cũng nhấn mạnh rằng vụ rò rỉ này nhỏ hơn vụ rò rỉ mà các phi hành gia gặp phải hồi năm 2018.

Vào tháng 8.2018, một lỗ rò rỉ không khí nhỏ đã được phát hiện trong tàu vũ trụ Soyuz của Nga ghép nối với trạm ISS. Các thành viên phi hành đoàn Expedition 56 cuối cùng đã tìm thấy một lỗ thủng rộng khoảng 2 mm trên thân con tàu. Các quan chức Nga đã điều tra nguyên nhân của vụ rò rỉ, mặc dù kể từ tháng 9.2019, các báo cáo truyền thông cho thấy họ chưa sẵn sàng chia sẻ công khai những gì đã xảy ra.

Nhiều hoạt động lớn sẽ diễn ra trên trạm ISS trong thời gian tới. Phi hành gia Kate Rubins của NASA, Sergey Ryzhikov và Sergey Kud-Sverchkov của Roscosmos dự kiến bay lên trạm ISS bằng tàu vũ trụ Soyuz ngày 14.10. Bốn phi hành đoàn khác cũng ​​sẽ bay lên nhờ tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX ngày 31.10. Cũng trong tháng tới, phi hành đoàn Expedition 56 sẽ trở lại Trái đất bằng tàu vũ trụ Soyuz, kết thúc 6 tháng sống ngoài không gian.

Long Hải (theo Space)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 15.4 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế công bố Báo cáo Quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ rò rỉ không khí trên trạm ISS bắt nguồn từ khoang tàu của Nga