Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đề nghị Tổng công ty Bảo hiểm PVI khẩn trương tạm ứng bồi thường bảo hiểm vụ trực thăng rơi ở Hạ Long.

Vụ trực thăng rơi ở Vịnh Hạ Long: Đề nghị DN nhanh chóng bồi thường bảo hiểm

Tuyết Nhung | 07/04/2023, 20:49

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đề nghị Tổng công ty Bảo hiểm PVI khẩn trương tạm ứng bồi thường bảo hiểm vụ trực thăng rơi ở Hạ Long.

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa có văn bản về việc báo cáo tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm máy bay trực thăng Bell 505. Theo đó, cơ quan này đề nghị Tổng công ty Bảo hiểm PVI khẩn trương đánh giá mức độ thiệt hại, xác định phạm vi bồi thường bảo hiểm và thực hiện các thủ tục giải quyết tạm ứng bồi thường, bồi thường bảo hiểm nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ cho người tham gia bảo hiểm.

bao-hiem.jpg

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết, liên quan đến vụ máy bay trực thăng Bell 505 (số hiệu VN-8650) của Tổng công ty Trực thăng miền Bắc, Binh đoàn 18 rơi ngày 5.4.2023 tại địa phận giáp ranh Hải Phòng và Quảng Ninh, đề nghị Tổng công ty Bảo hiểm PVI (PVI) khẩn trương chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm bị thiệt hại về người và tài sản do vụ tai nạn máy bay trực thăng gây ra.

Cơ quan quản lý đề nghị PVI và các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp để đánh giá mức độ thiệt hại, xác định phạm vi bồi thường bảo hiểm và thực hiện các thủ tục giải quyết tạm ứng bồi thường, bồi thường bảo hiểm nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ cho người tham gia bảo hiểm, theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và quy định pháp luật.

Cơ quan quản lý cũng đề nghị PVI khẩn trương đánh giá mức độ thiệt hại, tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm, báo cáo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm trước ngày 10.4.2023. Đồng thời đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm nhanh chóng tạm ứng, bồi thường bảo hiểm vụ trực thăng Bell 505 gặp nạn.

Trước đó, PVI cũng đã có thông cáo về việc "bảo hiểm PVI là nhà bảo hiểm gốc đứng đầu trong liên danh bảo hiểm cho các máy bay của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam". Thông cáo của PVI cho biết, liên danh Bảo hiểm PVI - Bảo Việt - MIC là nhà bảo hiểm cung cấp bảo hiểm cho các máy bay của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (VNH) và Bảo hiểm PVI là nhà bảo hiểm gốc đứng đầu trong liên danh bảo hiểm.

Chương trình bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm thân máy bay; bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của hãng đối với hành khách và bên thứ ba; bảo hiểm tai nạn cho phi công. "Với vai trò là nhà bảo hiểm gốc đứng đầu, Bảo hiểm PVI ngay lập tức có mặt tại hiện trường, tích cực phối hợp chặt chẽ với VNH và các cơ quan chức năng để kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm theo đúng quy định của hợp đồng bảo hiểm và pháp luật hiện hành", thông cáo của PVI nêu.

Chiều ngày 5.4 vừa qua, máy bay Bell 505 số đăng ký VN-8650 cất cánh từ đảo Tuần Châu, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã gặp sự cố làm 4 hành khách và 1 phi công thiệt mạng trong vụ tai nạn.

Bài liên quan
4 du khách trên trực thăng Bell 505 bị rơi đến từ Đà Nẵng
Ngoài đại tá, phi công Chu Quang Minh, 4 nạn nhân trong vụ rơi trực thăng Bell 505 trên địa phận vịnh Lan Hạ đều là du khách đến từ Đà Nẵng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
37 phút trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ trực thăng rơi ở Vịnh Hạ Long: Đề nghị DN nhanh chóng bồi thường bảo hiểm