Trên Facebook của mình, bà Vũ Kim Hạnh - Giám đốc BSA đã chia sẻ câu chuyện tiếp nhận 3.000 ổ bánh mì giá trị dinh dưỡng mỗi ổ bằng 1 bữa ăn, có thể để cả tuần, dành riêng cho các chiến sĩ ở tuyến đầu chống dịch Covid-19. Đó chính là sáng tạo và tấm lòng của "vua bánh mì" Kao Siêu Lực.

'Vua bánh mì' Kao Siêu Lực sáng chế bánh mì dinh dưỡng tặng các chiến sĩ tuyến đầu chống Covid-19

23/03/2020, 16:18

Trên Facebook của mình, bà Vũ Kim Hạnh - Giám đốc BSA đã chia sẻ câu chuyện tiếp nhận 3.000 ổ bánh mì giá trị dinh dưỡng mỗi ổ bằng 1 bữa ăn, có thể để cả tuần, dành riêng cho các chiến sĩ ở tuyến đầu chống dịch Covid-19. Đó chính là sáng tạo và tấm lòng của "vua bánh mì" Kao Siêu Lực.

Ông Kao Siêu Lực - Ảnh từ TNO

"Khi ông “vua bánh mì”, vẫn là ông ấy, gọi cho tôi với giọng ít rộn rã hơn mọi lần vào cuối giờ chiều hôm qua (20.3 - PV), tôi hồi hộp lắng nghe. Chị Hạnh, tôi nghĩ kỹ rồi. Giờ là lúc phải xúm nhau lo, lo được chút nào hay chút ấy, cho các y bác sĩ, nhân viên y tế và các nhân viên phục vụ.

Nói thiệt, cả tuần qua, tôi dừng công việc, tính toán, chế biến ra loại bánh mì này. Mẻ bánh đầu tiên, nhờ chị gửi cho các anh chị ấy thử giùm tôi coi được chưa, nên thêm bớt gì.

Đợt đầu tôi làm 3.000 ổ, đây là bánh mì dinh dưỡng, mỗi ổ đầy đủ chất thay một bữa ăn, họ có thể ăn ngay sau khi phẫu thuật hay đang trên ca trực. Bánh là bánh mì đen, có hạt óc chó, nho khô, phô mai, khoai lang Nhật sấy dẻo và mè đen. Bánh để được một tuần vẫn nguyên phẩm chất (bánh có bao bì hút chân không), nếu bỏ tủ lạnh thì để được 3 tháng", bà Vũ Kim Hạnh kể trên Facebook (đăng tối ngày 21.3).

Sau cuộc điện thoại đó, cả ngày thứ Bảy (20.3 - PV), bà Hạnh đã "khuấy động" đủ các cơ quan từ Bộ Y Tế, ban chỉ đạo chống dịch TP, Hội Lương thực TP đến Mặt trận Tổ Quốc TP (nơi tiếp nhận phẩm vật ).

"Cuối cùng tôi nhận được lời nhắn. Xong rồi nhé. Bánh mì sẽ phân bổ dần đến đúng nơi cần. Vâng, đến các chiến binh nơi tuyến đầu (đây là từ anh Kao Siêu Lực gọi). Thay cho những bó hoa là những ổ bánh mì. Đó là lời cám ơn tận đáy lòng của anh Lực gửi tới những người hy sinh nhiều nhất trong trận chiến cam go này. Tôi không tả được cảm xúc khi nghe tiếng anh cười ha ha thật sảng khoái qua điện thoại... Ôi, người doanh nhân ấy cũng tự xác định vị trí của mình: tuyến đầu...", bà viết.

Sản phẩm bánh mì dinh dưỡng cao mà ông Kao Siêu Lực tặng cho những chiến sĩ ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 - Ảnh từ Facebook của bà Vũ Kim Hạnh

Bài viết của bà Hạnh đã nhận được 2.400 lượt chia sẻ và 6.800 lượt thích (tính đến chiều 23.3), đủ cho thấy sức lan tỏa của câu chuyện trong lúc cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19.

Nó cũng có thể sẽ trở thành xu hướng doanh nghiệp trực tiếp trao tặng những nhu yếu phẩm cần thiết cho các bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch. Như bên dưới phần bình luận của bài viết, một người là bạn trên Facebook của bà Vũ Kim Hạnh nói: "Bên Sài Gòn Food cũng muốn học tập anh Lực tài trợ Cháo yến cho đội ngũ y bác sĩ" và nhờ bà Hạnh làm "đầu mối".

Từ sáng tạo bánh mì thanh long đến bánh mì dinh dưỡng cao này, ông Kao Siêu Lực - chủ thương hiệu bánh ABC - đang trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều doanh nhân - doanh nghiệp lấy động lực vượt qua cơn bão Coronavirus.

Theo đó, thay vì bỏ ra tiền ra mua, ông Kao Siêu Lực lại làm ra bánh mì/bánh ngọt thanh long giúp bà con nông dân Long An, Bình Thuận. Cách làm này không chỉ giúp tiêu thụ thanh long hiệu quả, bền vững mà còn làm tăng giá trị của loại quả này.

Ngay sau đó, "bánh mì thanh long" trở thành "hot trend" của nhiều phụ nữ Việt, họ thi nhau chia sẻ trên mạng xã hội mình đã làm thành công loại bánh mì này như thế nào, có ngon như ABC hay không. Ngay cả các doanh nghiệp bán lẻ lớn như Lotte, Big C sau đó cũng tuyên bố làm bánh mì thanh long để bán cho người tiêu dùng.

Xu hướng "bánh mì thanh long" được tiếp nối bằng các loại thực phẩm sáng tạo khác như bánh mì sầu riêng, bánh pizza/bánh cuốn hay bún/miến thanh long...

Trong đợt đó, ông Kao Siêu Lực đã giúp tiêu thụ được 30 tấn thanh long cho nông dân. Cách đây chưa lâu, ông còn tiết lộ đang trong quá trình nghiên cứu để tạo ra bánh mì dưa hấu.

Bởi như nhận định của Bộ trưởng Bộ NN-PT-NT Nguyễn Xuân Cường: “Hiện nay gót chân Asin của xuất khẩu nông sản chính là rau quả, lõi là thanh long, có thể tới đây là dưa hấu". Với nhóm dưa hấu, Bộ trưởng chỉ đạo bà con nông dân và các địa phương hạn chế xuống giống, chuyển qua các cây trồng khác như đậu tương, ngô, rau…

Thiết nghĩ trong lúc này, người kinh doanh cần lưu ý 2 điều rằng: Đại dịch này sẽ thay đổi cách sống và làm việc của chúng ta, từ đó có khả năng tạo ra các mô hình hoạt động mới. Điều thứ 2 là trong rủi ro luôn có cơ hội (trong nguy có cơ), vấn đề là chúng ta cần phải nhận ra và nắm bắt nó.

Thi Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Vua bánh mì' Kao Siêu Lực sáng chế bánh mì dinh dưỡng tặng các chiến sĩ tuyến đầu chống Covid-19