Hanford là vùng vũ khí hạt nhân ô nhiễm nhất nước Mỹ, sẽ được chính phủ nước này chuyển thành điểm du lịch, theo báo The Guardian. 

Vùng vũ khí hạt nhân ô nhiễm nhất nước Mỹ thành điểm du lịch

Một Thế Giới | 22/12/2015, 16:04

Hanford là vùng vũ khí hạt nhân ô nhiễm nhất nước Mỹ, sẽ được chính phủ nước này chuyển thành điểm du lịch, theo báo The Guardian. 

Một khu nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân vào thời thế chiến thứ 2, từng là vùng vũ khí hạt nhân ô nhiễm nhất nước Mỹ, sẽ được chính phủ Mỹ biến thành địa điểm du lịch.

“Mọi thứ đều sạch sẽ và tuyệt đối an toàn”, Collen French - đại diện Bộ Năng lượng Mỹ, cho biết. “Khu tham quan nằm cách xa nơi có phóng xạ”.

Theo báo Anh The Guardian, khu phức hợp ở bang Washington có lò phản ứng hạt nhân đầu tiên trên thế giới, cùng bãi rác phóng xạ lớn nhất nước.

Tour du lịch tham quan Lò phản ứng B và di tích những thị trấn lân cận được Bộ Năng lượng thực hiện hằng năm, thu hút khoảng 10.000 khách.

Dự án Manhattan là mật danh chính phủ Mỹ dùng để gọi chương trình nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử. Chương trình được thực hiện một cách bí mật tại nhiều nơi ở nước Mỹ, trong đó có khu phức hợp Hanford.

Tại đây, điểm thu hút du khách chính sẽ là Lò phản ứng B, thị trấn bị bỏ hoang Hanford và White Bluffs, nơi chính phủ đã di dời người dân địa phương để lấy chỗ thực hiện dự án Manhattan hồi Thế chiến 2.

Lò phản ứng B, được xây dựng trong vòng một năm, đã sản xuất ra lượng plutonium dùng để chế tạo những quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới. Trong đó có quả bom được ném xuống Nagasaki (Nhật) vào tháng 8.1945.

Bộ Năng lượng Mỹ cho biết: lúc đó có hơn 50.000 người tới đây làm việc. Chính phủ đã phải giải tỏa một số khu vực dân cư lân cận để làm nơi sinh sống và làm việc cho họ.

Tại thành phố Richland gần đó, 300 cư dân đã bị di dời để lấy chỗ làm nơi nghỉ ngơi cho người làm việc tại khu Hanford.

Tổng cộng có 9 lò phản ứng được xây dựng tại đây và vận hành trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trong thời gian hoạt động, khu Hanford đã thải ra hơn 200 triệu lít chất thải phóng xạ mà chính phủ vẫn phải bỏ ra mỗi năm 1 tỉ USD để làm sạch.

Chip Jenkins, đại diện Cục Công viên quốc gia, cho biết chủ đề xuyên suốt của cụm công viên là cuộc sống của những công nhân, nhà khoa học đã tham gia vào dự án Manhattan, cũng như của những người dân thường bị di dời. Cục cũng cho biết sẽ bao gồm cả góc nhìn từ phía người Nhật.

Tuấn Anh (theo The Guardian)

Bài liên quan
Tên lửa Oreshnik của Nga: Vũ khí hạt nhân hay công cụ đàm phán?
Việc Nga thử nghiệm tên lửa đạn đạo Oreshnik gần đây tại Ukraine đã gây ra lo ngại lớn đối với các quốc gia NATO và châu Âu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bí thư TP.HCM: Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải đặt sự phát triển của đất nước lên trên hết
một giờ trước Theo dòng thời sự
Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP.HCM khóa 10, nhiệm kỳ 2021 - 2026, sáng 9.12, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá, trong bối cảnh khối lượng công việc nhiều nhưng chất lượng hoạt động của HĐND thành phố luôn được đảm bảo.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vùng vũ khí hạt nhân ô nhiễm nhất nước Mỹ thành điểm du lịch