Gián đoạn chuỗi cung ứng, khủng hoảng năng lượng và lương thực… đang là những vấn đề nghiêm trọng. Nếu khai thác được hết tiềm năng của khu vực này sẽ là cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên toàn cầu.

Chuyên gia gợi ý cách thoát nghèo cho vùng trung du và miền núi phía Bắc

Hoài Lam | 28/08/2022, 09:55

Gián đoạn chuỗi cung ứng, khủng hoảng năng lượng và lương thực… đang là những vấn đề nghiêm trọng. Nếu khai thác được hết tiềm năng của khu vực này sẽ là cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên toàn cầu.

Bà Steffi Stallmeister, quyền Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (World Bank) cho rằng cần đầu tư nhiều hơn không chỉ vào cơ sở hạ tầng cứng như đường sá để kết nối với thị trường tiêu thụ.

Ngày nay, với công nghệ mới, khoảng cách kinh tế không còn chỉ được đo bằng đường bộ. Với việc tiếp cận với internet thì các vùng sâu vùng xa cũng có thể tham gia vào thương mại điện tử hoặc các kỹ năng kỹ thuật số mà trước đây chỉ có ở các thành phố. COVID-19 cũng đã nêu bật tầm quan trọng của công nghệ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Ngoài ra, vốn con người là chìa khóa để tăng trưởng kinh tế bền vững và phá vỡ bẫy nghèo đói giữa các thế hệ. Do đó, việc cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục và cải thiện kết quả học tập sẽ rất quan trọng. Đây là yếu tố kích thích tăng trưởng kinh tế tăng trưởng trong tương lai.

Chuyên gia này cũng cho rằng hệ thống bảo trợ xã hội cần được hướng tới nhiều hơn. Hệ thống an sinh xã hội cũng cần giải quyết các dạng dễ bị tổn thương đang nổi lên như ở những người lao động phi chính thức, những người sống ở khu vực thành thị phải đối mặt với chi phí sinh hoạt cao hơn nhiều, người tàn tật và người già.

wb.jpg
Bà Steffi Stallmeister, quyền Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (World Bank) - Ảnh: Báo Đầu tư

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) chia sẻ rằng kết nối giao thông được cải thiện tạo ra các hành lang giao thông, kết hợp các hình thức đầu tư khác để trở thành những hành lang kinh tế thúc đẩy phát triển và tăng trưởng.

Ở vùng trung du và miền núi phía Bắc với rất nhiều thắng cảnh thiên nhiên và đa dạng dân tộc này, du lịch bền vững có thể tạo việc làm và đa dạng hóa nền kinh tế.

Trong khi đó, ông Lee Jong Seob, Chủ tịch Kotra khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương, Tổng giám đốc Văn phòng Kotra Hà Nội cho rằng vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam có tiềm năng đáng kể để phát triển du lịch cũng như nông - lâm nghiệp, nhờ diện tích rừng lớn cùng với nguồn tài nguyên dồi dào.

Hơn nữa, việc gần với biên giới Trung Quốc mang lại cho khu vực này sự thuận lợi nhất định trong logistics và giao thông vận tải. Lợi thế địa lý có thể giúp cho khu vực này trở thành một cơ sở sản xuất nội địa để hướng tới thị trường mục tiêu Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo ông Lee Jong Seob, mặc dù có những thuận lợi trong khía cạnh kinh tế và xã hội, khu vực này vẫn cần thêm sự đầu tư phát triển từ cả chính phủ và khối tư nhân. Trên hết, cần ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải để đảm bảo khả năng tiếp cận. Nếu hoạt động logistics và vận tải đến cảng xuất khẩu Hải Phòng thuận tiện và ổn định thì sẽ thu hút được nhiều đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ.

Gần đây, nền kinh tế và công nghiệp toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau. Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng nguyên liệu, khủng hoảng năng lượng và lương thực… đang nổi lên như những vấn đề nghiêm trọng.

Trước tình hình đó, nếu khai thác được hết tiềm năng phát triển của khu vực này sẽ là cơ hội khác để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường châu Á và toàn cầu. Đặc biệt, đối với lĩnh vực nông lâm nghiệp vốn là ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc với đặc trưng là địa hình cao, có lợi thể tự nhiên để canh tác các loại cây có giá trị gia tăng lớn.

Để nâng cao sản lượng nông nghiệp và tăng năng suất ở Việt Nam, ông Lee Jong Seob cho rằng cần xây dựng các tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao với các công nghệ mới nhất. Nhìn chung, việc hợp tác đầu tư với công ty nông nghiệp thông minh với công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc sẽ mang lại hiệu quả đầu tư tốt.

kotra-ok.jpg
Ông Lee Jong Seob, Chủ tịch Kotra khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương

Ngoài ra, có những lo ngại về sự độc quyền và thiếu hụt các nguồn lực quan trọng được sử dụng trong các ngành công nghiệp như chất bán dẫn và ô tô. Nếu doanh nghiệp hai nước có thể cùng nhau xây dựng dự án phát triển tài nguyên của Việt Nam, vốn có trữ lượng dồi dào, đây sẽ là một chất xúc tác nữa cho hợp tác kinh tế và phát triển công nghiệp song phương.

Ông Honna Hitoshi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Erex (Nhật Bản) chia sẻ, Việt Nam đang phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu than, nhưng rõ ràng hiện nay, giá than ngày càng cao với giá lên tới 400 USD/tấn, và trong tương lai khi nguồn nguyên liệu này cạn kiện, giá chắc chắn sẽ không thể giảm xuống được.

“Nhìn chung, nếu sử dụng nguyên liệu sinh khối cho việc phát điện và làm nhiên liệu sẽ tạo ra nhiều ý nghĩa như cung cấp điện năng ổn định/khử carbon, có tiềm năng sử dụng làm nguồn tải nền của Việt Nam trong quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời thể chuyển đổi tài nguyên sinh khối chưa sử dụng sang năng lượng điện năng”, ông Honna Hitoshi nói và cho biết EREX đang liên doanh cùng T&T Group đã làm việc cùng các tỉnh và đang đề xuất với Chính phủ 14 dự án tại 12 tỉnh với tổng công suất 1.119 MW.

Sau khi khảo sát một số nhà máy nhiệt điện, doanh nghiệp này đề xuất chuyển dịch nhà máy nhiệt điện than sang đốt trộn đồng sinh khối. Thực tế có rất nhiều nhà máy sử dụng lò CFB, rất phù hợp đốt trộn sinh khối. Thay vì đóng vửa, phá dỡ những tài sản này, hoàn toàn có thể dùng sinh khối để tận dụng hiệu quả những nhà máy. Như vậy, không chỉ đạt mục tiêu khử carbon mà còn có thể tạo ra nhiều giá trị khác như tăng tỷ lệ tự cung cấp năng lượng, đảm bảo cấp điện ổn định...

“Từ gợi ý của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về ý tưởng cộng đồng địa phương kết hợp với chính quyền để khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng thì tôi nghĩ rằng việc kết hợp cộng đồng địa phương trong thúc đẩy phát triển nhiên liệu sinh khối là rất tốt”, ông Honna Hitoshi nêu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia gợi ý cách thoát nghèo cho vùng trung du và miền núi phía Bắc